Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Trường Xuân - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Trường Xuân - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.
Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:
1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".
Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.
2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.
Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.
Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.
3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.
Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.
Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.
Đăng lúc: 23/07/2024 09:57:46 (GMT+7)
Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.
Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:
1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".
Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.
2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.
Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.
Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.
3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.
Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.
Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân SĐT: 0374408758 Email: [email protected]
LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).
Tôi nghe nói về GS Nguyễn Phú Trọng đã lâu nhưng mãi thời điểm ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, tôi mới có dịp gặp. Nơi làm việc của ông tại trụ sở Thành uỷ Hà Nội thật đơn sơ, bình dị. Là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dù khi ấy đang rất bận rộn với công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và biết bao công việc của Thành phố, nhưng ông vẫn cởi mở, chân tình tiếp tôi như với một người đã từng thân quen từ lâu. Với chất giọng trầm ấm, ông lần lượt trao đổi theo vấn đề tôi nêu, mà lại như những câu chuyện tự sự sâu lắng…
GS Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/04/1944, trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hai cụ thân sinh đều làm ruộng, sống ngay thẳng, nhân hậu và giữ nếp gia phong. Các anh chị em đều thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Năm 1947, ông theo gia đình tản cư lên Thái Nguyên. Năm 1950, ông hồi cư về sống trong vùng tề, hàng ngày chứng kiến biết bao cảnh đói khổ, giặc Pháp lùng sục, vây ráp, bắt bớ, tra tấn cán bộ du kích, Việt Minh. Làng xóm lúc nào cũng nơm nớp, lo sợ. Năm 1952, ông bắt đầu đi học thầy giáo trường làng - một thầy giáo già đức độ nhưng nghiêm khắc.
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, quê hương giải phóng, cậu học trò Nguyễn Phú Trọng được đi học trong không khí hoà bình, phấn khởi. Lớp 2 và lớp 3 ông học ở xã nhà. Khi lên lớp 4, ông phải đi học xa, vì hai xã mới có một lớp.
Trời rét cắt da cắt thịt cũng chỉ có vài manh áo mỏng, chân đi đất, phải đốt than bỏ vào ống bơ để sưởi ấm dọc đường. Lớp học là một gian "tảo mạc" tuềnh toàng của khu đình cổ. Được cái ông học rất "sáng dạ" nên năm nào cũng đứng ở tốp dẫn đầu lớp.
Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại Gia Lâm, Hà Nội. Nhà xa, lại cách trở con sông Đuống, ông và các bạn phải đi học từ 3 - 4 giờ sáng. Mùa hè còn đỡ, mùa đông rất vất vả, nhiều hôm trời mưa, đò không chở sớm, ông đành đến lớp muộn. Được một thời gian, phải trọ học.
Vài ba anh em ở nhờ một nhà dân, tự lo cơm nước và giúp đỡ nhau học tập. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, nhiều lúc ông phải vừa học vừa tự lao động kiếm sống. Có lẽ vì thế mà người thanh niên Nguyễn Phú Trọng đã sớm có ý thức tự lập và có ý chí vươn lên.
Ngay từ nhỏ, ông đã rất thích văn học dân gian và thường ước mơ được theo nghề văn hoặc nghề báo. Ham học lại thông minh nên học hết lớp 10, ông thi đỗ ngay vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 1963 - 1967).
Trường sở lúc này còn phân tán. Năm đầu học ở khu Chùa Láng, năm sau chuyển về khu Mễ Trì. Từ năm 1965 đến năm 1967, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Đó là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang hồi quyết liệt, nhưng thầy và trò nhà trường vẫn nêu cao quyết tâm dạy tốt và học tốt. Mỗi khi nhớ lại những tháng ngày học tập tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Nguyễn Phú Trọng không khỏi bồi hồi xúc động pha lẫn sự tự hào.
Ông kể: "Vào một buổi sáng đẹp trời, đầu tháng 9.1963, chúng tôi tập trung ở giảng đường 1 - phố Lê Thánh Tông (tức khu 19 Lê Thánh Tông bây giờ). Trước lúc điểm danh, tôi đứng chơi dưới vườn Tao đàn. Ngước nhìn lên cổng trường ngắm mãi dòng chữ "Trường Đại học Việt Nam" sao mà cảm thấy lâng lâng, hãnh diện. Gặp nhau buổi đầu còn bỡ ngỡ, làm quen còn rụt rè, nhưng thấy bạn hữu ai cũng "siêu" cả, không học sinh giỏi nhất, nhì Văn toàn miền Bắc (lúc đó miền Nam chưa được giải phóng) thì cũng đứng đầu hàng tỉnh…".
Cuối năm 1964 - đầu năm 1965, trong không khí sục sôi đánh Mỹ, thanh niên học sinh đua nhau viết đơn bằng máu tình nguyện xin vào Nam chiến đấu, hối hả luyện tập, tập trận giả, tập hành quân, báo động, đào hào, đào hầm… Một số thanh niên lớp ông lên đường vào Nam chiến đấu, một số "phải ở lại" để tiếp tục học tập - chuẩn bị hành trang tri thức phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
Ông thuộc nhóm thứ hai. Mái trường đại học đã chắp cánh cho ước mơ của ông. Ông được học Văn học - ngành mà ông hằng yêu thích. Ông đặc biệt say mê đọc, học thơ ca dân gian, truyện cổ dân gian, thơ Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu… những hồn thơ thấm đậm chất dân gian. Ông học vào loại giỏi, lao động cừ, tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và Đoàn thanh niên.
Năm 1967, với sự hướng dẫn của GS Đinh Gia Khánh, cậu sinh viên năm thứ tư Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ thành công khoá luận tốt nghiệp về đề tài: "Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu" với điểm tối ưu duy nhất của khoá đó. Cùng năm này (1967), ông vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một điều rất hiếm đối với sinh viên thời bấy giờ.
Nhà trường có ý định giữ ông lại làm cán bộ giảng dạy. Ông cảm thấy rất vui và hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi thực tế lại diễn ra theo chiều hướng khác: ông được điều động về công tác tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông hoàn toàn bất ngờ và không khỏi băn khoăn, lo lắng, nhưng đã là đảng viên thì phải chấp hành sự phân công của tổ chức.
Ông bắt đầu sự nghiệp ở Tạp chí Học tập bằng việc đọc, phân loại, ghi phích, làm công tác tư liệu. Ông kể: "Thú thật là những ngày đầu tôi thấy nản vì công việc khô khan, đơn điệu. Tôi ngỏ ý muốn được làm công tác nghiên cứu và biên tập về lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhưng các đồng chí lãnh đạo trả lời là làm gì thì cũng phải làm tư liệu, bắt đầu từ tích luỹ kiến thức.
Tôi nghe thấy có lý và cố quen dần với công việc". Từ đó, cùng với việc làm tư liệu, ông đặt cho mình nhiệm vụ viết bài, bắt đầu từ những chuyên đề nhỏ. Thế rồi bài báo đầu tiên của ông đã ra đời sau hàng năm trời thai nghén, ấp ủ (Bài "Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu" đăng trên Tạp chí Văn học số 11.1968).
Được các đồng nghiệp trong tạp chí động viên, giúp đỡ tận tình, cộng với sự cầu thị, ham học hỏi, ông tiến bộ khá nhanh. Năm 1971, theo chủ trương chung, ông được cơ quan phái đi thực tế dài hạn (1 năm) ở xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông ở nhà dân, ăn chung với dân, cũng "bám đội, lội đồng", tham gia lao động và sinh hoạt Đảng như một xã viên, đảng viên của xã.
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh Kinh tế chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Là học viên trẻ của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ, nhưng ông đi học đúng vào thời điểm bố ốm nặng do bị tai biến mạch máu não, vợ mới sinh con, bản thân vừa mới phục hồi sức khoẻ sau một thời gian bị chảy máu dạ dày nên ông gặp không ít khó khăn.
Điều lý thú và bổ ích đối với ông lúc đó là được rảnh rang công việc, tập trung nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Riêng bộ "Tư bản" ông đã được học, được nghiên cứu trong gần một năm. Đó là một dịp hết sức hiếm và quý để ông có thể tự trau dồi thêm kiến thức, lấy đó làm nền tảng cho sự nghiệp sau này.
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô). Ông lại đứng trước một loạt khó khăn mới: ngôn ngữ mới, ngành học mới; làm sao trong hai năm vừa nghe giảng, vừa thi, hoàn tất phần minimum về Xây dựng đảng, vừa viết và bảo vệ luận án tiến sĩ.
Ông thực sự lo lắng và chẳng có cách nào khác là lại phải quyết tâm "trần lưng ra chịu trận". Cuối cùng ông đã đạt được kết quả xứng đáng với công sức bỏ ra: thi đỗ phần minimum với điểm tuyệt đối và là người đầu tiên của Khoa bảo vệ thành công luận án, trước thời hạn hai tháng.
Tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10.1983), Trưởng ban (tháng 9.1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3.1989), Phó tổng biên tập (tháng 5.1990) rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản (tháng 8/1991).
Ông còn nhớ, hồi học phổ thông ông thích nghề làm báo chỉ đơn giản là do cảm tính, thấy "được bay nhảy", "được đi đây đi đó", nhưng càng về sau này, qua thực tế công việc, ông càng hiểu nghề báo đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và càng yêu nghề báo hơn.
Gần 30 năm công tác tại Tạp chí Cộng sản, GS Nguyễn Phú Trọng đã kinh qua nhiều công việc và đã viết, biên tập hàng trăm bài báo lý luận với nhiều thể loại khác nhau, từ xã luận, chuyên luận, bình luận, tiểu phẩm đến giới thiệu sách, giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn, phê phán các biểu hiện sai trái, tiêu cực… với tất cả sự trải nghiệm và tâm huyết của mình với nghề.
Ông bảo: "Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn. Nhà báo phải hiểu đúng và nắm rất vững chức năng, nhiệm vụ của tờ báo mà mình phụng sự, cộng tác. Những người làm ở tạp chí lý luận chính trị như Tạp chí Cộng sản càng phải có cố gắng lớn, quyết tâm cao và thực sự có lòng say mê, yêu nghề, ham học hỏi và đặc biệt là có một phương pháp làm việc đúng".
GS Nguyễn Phú Trọng đã gắn bó và có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Tạp chí Cộng sản, nhất là từ khi ông làm Phó tổng biên tập rồi Tổng biên tập, Tạp chí đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các bài viết đã bớt tính kinh viện, bám sát các vấn đề của cuộc sống, có thêm nhiều hàm lượng thông tin; nhiều bài viết đã đi sâu vào thực tiễn, phục vụ đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Năm 1992, ông được phong học hàm phó giáo sư và 10 năm sau, ông được phong học hàm giáo sư...
Ông được cán bộ và nhân dân Hà Nội quý mến, tin tưởng bởi trí tuệ, phong cách, tinh thần làm việc, tính khiêm nhường và sự nhạy bén linh hoạt trong giải quyết công việc của ông. Nhiều người đã gửi thư bày tỏ tình cảm, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có cá nhân ông.
Những người cùng làm việc hoặc đã từng gần gũi GS Nguyễn Phú Trọng cho biết, ông sống rất giản dị, chân thành, tôn trọng, gần gũi anh em, đồng nghiệp, sâu sát thực tế, luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng. Ông dường như chẳng có thời gian để nghỉ ngơi. Thứ bảy, chủ nhật ông "thư giãn" bằng cách đi cơ sở, xuống tiếp xúc với dân, khảo sát thực tế hoặc đi thăm bạn bè.
Báo chí đã kể nhiều về những chuyến đi của ông xuống tận địa bàn để tìm hiểu, kiểm tra và giải quyết những vấn đề khúc mắc, như: khu "xóm liều" Thanh Nhàn, khu xử lý rác thải Sóc Sơn, Công ty Vận tải xe buýt... những chuyến thăm viện dưỡng lão, trung tâm cai nghiện ma tuý, trung tâm bảo trợ xã hội, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...
Ông là người có ý thức giữ gìn phẩm chất, đạo đức, không lợi dụng chức quyền để vun vén riêng tư cho cá nhân và gia đình. Đi làm, trưa ông vẫn thường ăn cơm ở nhà bếp tập thể cơ quan cùng anh em; những cuộc họp lớp gặp gỡ bạn cũ ông vẫn "mày tao chi tớ", sôi nổi như thủa sinh viên.
Ông thường bảo: "Con người ta mỗi người một số phận, hôm nay làm việc này, ngày mai có thể làm việc khác, sống với nhau cốt ở cái nghĩa, cái tình". Ông còn bộc bạch: "Tôi biết có nhiều việc mình chưa làm được, nhiều dự định chưa hoàn thành, trong công tác còn nhiều khuyết điểm; ở cương vị của người chèo lái, tuyệt đối không được phép chủ quan; trái lại phải cố gắng, nỗ lực hết mình mới có thể hoàn thành nhiệm vụ".
Năm 2000, cô Đặng Thị Phúc - giáo viên đã từng dạy GS Nguyễn Phú Trọng khi ông học lớp 4 - với tất cả tình cảm trìu mến, đã viết tặng ông bài thơ có đoạn:
Nay thành cán bộ cấp cao giúp đời
Bõ công chăm sóc từ thời ấu thơ"
Đó chính là hạnh phúc của "người lái đò" như cô giáo Đặng Thị Phúc và cũng là hạnh phúc của người học trò "qua sông" đang ngày đêm miệt mài, tận tụy đem sức mình đóng góp cho đất nước, cho quê hương như GS Nguyễn Phú Trọng!
Lưu Mai Anh (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Trong không khí thắm đượm tinh thần đại đoàn kết, sáng 14/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân thôn 5 xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Cổng TTĐT Học viện ANND trân trọng giới thiệu bài phát biểu.