Bạn đang có kế hoạch lao động tại Malaysia hoặc chuyển tới sinh sống, định cư tại đây? Bạn lo lắng với một đất nước phát triển như Malaysia thì chi phí sinh hoạt chắc sẽ rất cao. Tuy nhiên đó là suy nghĩ chưa có căn cứ. Mức sống ở Malaysia so với Việt Nam chênh lệch không quá lớn. Nhiều con số về chi phí sinh sống tại đây sẽ làm bạn ngạc nhiên. Cùng ANB Việt Nam đi tìm câu trả lời cho mức chi phí sinh hoạt tại Malaysia nhé.
Bạn đang có kế hoạch lao động tại Malaysia hoặc chuyển tới sinh sống, định cư tại đây? Bạn lo lắng với một đất nước phát triển như Malaysia thì chi phí sinh hoạt chắc sẽ rất cao. Tuy nhiên đó là suy nghĩ chưa có căn cứ. Mức sống ở Malaysia so với Việt Nam chênh lệch không quá lớn. Nhiều con số về chi phí sinh sống tại đây sẽ làm bạn ngạc nhiên. Cùng ANB Việt Nam đi tìm câu trả lời cho mức chi phí sinh hoạt tại Malaysia nhé.
Mức sống ở Malaysia hiện nay nhìn chung là khá phù hợp đối với người Việt
Sinh sống và làm việc tại bất kì quốc gia nào thì mức sống bình quân của người dân bản địa sẽ ảnh hưởng lớn tới việc chi tiêu của bạn. Malaysia là đất nước phát triển, tuy nhiên mức chi tiêu của người dân không hề xa xỉ. Vì vậy có thể nói mức sống ở Malaysia so với Việt Nam chênh lệch không quá lớn. Điều này sẽ có lợi cho những người Việt Nam sang sinh sống và làm việc tại Malaysia Tiêu biểu cho dẫn chứng đó ta có các mức chi tiêu sinh hoạt cụ thể tại Malaysia như sau:
Lưu ý: tỉ giá tiền tệ: 1RM Malaysia= 5.700 Đồng Việt Nam
– Chi phí sinh hoạt ở Malaysia cho nhà ở
Cũng như tại Việt Nam, ở Malaysia có nhiều kiểu nhà cho bạn lựa chọn cũng như có nhiều cách để bạn có nhà để ở. Nếu bạn đi xuất khẩu lao động, chi phí nhà ở thường được giảm nếu như bạn ở kí túc xá. Nhưng ở đây ANB Việt Nam đang xét đến trường hợp thuê nhà. Bạn có thể tìm được những phòng đơn có giá chỉ từ 500 RM ~ 1.500 RM tức khoảng từ 2,8 triệu ~ 8 triệu Việt Nam đồng.
Ngoài ra tùy vào khu vực mà có mức giá nhà khác nhau, khu trung tâm thường giá sẽ cao hơn, nhiều phòng có giá lên tới 1.500 RM/ phòng Master. Ngược lại để tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Malaysia bạn có thể thuê các phòng xa trung tâm với giá dưới 700 RM. Ngoài ra chi phí cho nhà ở có thể được tiết kiệm thêm nếu bạn thuê nhà và ở theo nhóm. Cùng ANB tìm hiểu kỹ hơn về chi phí sinh hoạt tại Malaysia nhé
Phòng trọ của một lao động Việt tại Kuala Lumpur phần nào phản ánh mức sống ở Kuala Lumper
– Mức sống ở Malaysia so với Việt Nam: Tiền điện
Thời tiết ở Malaysia không khác nhiều so với thời tiết Việt Nam. Tại đây thường chỉ dùng các thiết bị điện dân dụng cơ bản nên không quá tốn kém. Thiết bị tiêu tốn điện năng nhất ở một gia đình tại Malaysia là điều hòa. Nếu bạn dùng điều hòa hàng ngày cùng với các thiết bị điện khác nữa thì hóa đơn sẽ từ 100 RM~150RM. Tính ra trung bình sẽ mất khoảng 50PM/ người/ tháng cho tiền điện
– Mức sống ở Malaysia so với Việt Nam: Tiền nước sinh hoạt
Chi phí sống ở Malaysia cho nước sạch sinh hoạt cực thấp. Thường tiền nước sẽ được tính theo người/ tháng hoặc PM/ unit. Bạn có thể chi trả cho tiền nước hàng tháng khoảng 5~10RM
– Tiền Internet – Một tron những chi phí sinh hoạt tại Malaysia quan trọng
Theo như chia sẻ của những người đang làm việc, cuộc sống Malaysia đối với người lao động thì internet là phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Đây là cầu nối giữa họ và gia đình. Ngoài ra cũng dùng để giải trí khi nhớ Việt Nam hay sau những giờ làm việc mệt nhọc. Họ thường mua sim 4G nếu như ở 1 mình và thường mua bộ phát wifi nếu như dùng chung hoặc ở nhóm. Chi phí cho khoản này thường từ 15RM~45RM tùy gói cước bạn sử dụng.
Chỉ mất tối đa 45RM/ tháng cho dịch vụ internet là điều tuyệt vời nhất của cuộc sống Malaysia
– Chi phí cho ăn uống tại Malaysia
Nếu bạn ăn ở ngoài hàng thì bạn cần chi trả khoảng 10~20 RM/ bữa ăn được xem là đầy đủ và ngon. Tức là bạn cần khoảng 57~120.000 VNĐ cho một bữa ăn hàng tại đây. Như vậy so với chi phí ăn ngoài hàng tại Việt Nam thì cũng chỉ ngang bằng chứ không đắt hơn bao nhiêu. Ngoài ra nếu bạn tự nấu ăn thì chất lượng bữa ăn cao hơn mà mức chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều. Chi phí sinh hoạt tại Malaysia cho ăn uống thì bạn mất khoảng 500 ~1.000 RM cho ăn uống thoải mái trong 1 tháng.
– Mức sống ở Malaysia so với Việt Nam: Chi phí đi lại
Ở Malaysia họ thường lựa chọn phương tiện công cộng nếu đi xa hoặc xe đạp nếu di chuyển ở gần. Hàng tháng bạn cần chi cho phương tiện công cộng khoảng 100 RM~ 150 RM. Chi phí đi lại này cũng còn phụ thuộc vào khoảng cách chỗ ở đến nơi làm việc.
Như vậy nhìn vào những chi phí sinh hoạt thể hiện mức sống tại Malaysia chúng ta thấy không có sự chênh lệch quá lớn so với mức sống ở Việt Nam. Bạn có thể nhìn thấy số tiền lớn nhưng nếu xét theo tỷ lệ tiền chi tiêu sinh hoạt so với tổng thu nhập bạn có được khi làm việc tại Malaysia thì cuộc sống tại đây có chi phí hợp lý, không hề đắt đỏ.
Ta có thể thấy được chi phí sinh hoạt tại Malaysia cũng không quá cao như chúng ta vẫn hay nghĩ
Nhiều người lo lắng rằng khi đã đến Malaysia thì rất khó về thăm Việt Nam vì mức sống ở Malaysia so với Việt Nam là quốc gia phát triển cao và bạn không còn dư chi phí để về thăm nhà. Tuy nhiên đó là sai lầm. Vốn mức sống ở Malaysia so với Việt Nam chênh lệch không đáng kể. Hơn nữa mức lương nhận được ở Malaysia hậu hĩnh hơn ở Việt Nam rất nhiều.
Yếu tố quan trọng quyết định chi phí về thăm nhà là tiền vé máy bay. Bạn băn khoăn và lo sợ chúng rất đắt? Nhưng không! Không hề đắt. Bạn chỉ mất từ 4~ 4h30 phút để có thể về Việt Nam theo đường máy bay và mức vé bạn cũng dễ dàng mua được với giá hợp lý: 250~ 300 RM. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến một vài chương trình hỗ trợ cho người nước ngoài hoặc các công ty trợ cấp cho nhân viên tiền vé máy bay. Khi đó bạn đã tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Vé máy bay từ Malaysia về Việt Nam không hề đắt đỏ
Chỉ với 2 điều kiện trên đã thấy việc sinh sống tại Malaysia không gặp khó khăn gì về tài chính. Sống, làm việc trong môi trường phát triển với chi phí hợp lý không những giúp nâng cao tay nghề mà còn giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí cho quá trình phát triển của bản thân.
Hiểu rõ công việc sẽ làm tại Malaysia là thành công bước đầu của mỗi lao động Việt
Trên đây là những dẫn chứng về chi phí sinh hoạt và các chi phí khác ở Malaysia mà ANB Việt Nam đưa ra nhằm chứng minh cho bạn thấy mức sống ở Malaysia so với Việt Nam không chênh lệch nhiều. Malaysia còn là đất nước đáng lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động vì có những chế độ, quyền lợi rất tốt cho lao động nước ngoài. Ngoài ra ANB Việt Nam cũng mách bạn những kinh nghiệm nhỏ giúp nhanh hòa đồng cuộc sống tại Malaysia.
Hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu đi Malaysia lao động thì hãy nhớ ANB là đơn vị tư vấn việc làm, dịch vụ visa các nước có tên tuổi tại Hà Nội. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn 24/7.
Chị Phương Lê đã sống cùng chồng và 3 con ở đất nước châu Âu xinh đẹp này được gần 8 năm. Sang Pháp để làm nghiên cứu sinh, gia đình chị chưa quyết định có định cư lâu dài ở Pháp hay không. Chị cho rằng, ở quốc gia nào cũng có nhược điểm và ưu điểm khác nhau.
Dưới đây là một số chia sẻ của chị về những trải nghiệm của bản thân ở nước Pháp.
PV: Những ngày đầu tiên sang Pháp, gia đình chị đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới như thế nào?
Chị Phương Lê: Khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là rào cản về ngôn ngữ, do mình không biết nói tiếng Pháp. Để khắc phục rào cản này chỉ có cách duy nhất là phải tới lớp để học tiếng. Nói chung, nếu bạn sống ở nước ngoài mà không thể giao tiếp bằng tiếng bản địa thì việc hòa nhập là vô cùng khó khăn.
Khó khăn thứ hai mà mình gặp phải là người Pháp có thói quen giải quyết giấy tờ qua đường bưu điện. Ban đầu mình không có thói quen kiểm tra thùng thư, cũng không lưu giữ giấy tờ cẩn thận nên mỗi khi có việc cần lại rất khổ sở.
Khó khăn tiếp theo là thói quen phải đặt hẹn mỗi khi cần làm việc gì, kể cả bị ốm đi khám bệnh cũng vậy. Có lần mình hẹn để đi khám răng cho con, bác sĩ cho cái hẹn cách 6 tháng. Tới ngày hẹn, mình cũng quên mất.
Hồi đầu mới sang, sau khi ký giấy tờ thuê nhà, lẽ ra mình phải đến công ty điện nước để mở một tài khoản nhưng mình không biết nên không làm. Kết quả là sau mấy ngày, nhà mình bị cắt điện và nước nóng. Lúc đó, ông xã không ở nhà, mình cũng không biết làm thế nào, đành sống trong cảnh tù mù suốt mấy ngày. Đến khi ông xã quay lại, giải quyết xong, họ vẫn bảo phải đợi 1 tuần ‘điện mới về làng’.
Nhưng kể từ đó, mình học được cách lên kế hoạch, vì việc gì có kế hoạch từ sớm thì rất có lợi, nhất là đi du lịch. Nếu mua vé sớm, đặt khách sạn sớm, mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Ngoài ra, vì không có gia đình và người thân ở bên này nên nhiều khi cuộc sống cực kỳ vất vả, nhất là những lúc sinh con, vừa chăm con nhỏ vừa phải làm việc.
Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, mình đã học được cách bố trí cuộc sống sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. Cho nên, bây giờ mình vừa có thể chăm sóc 3 con, vừa làm nghiên cứu, vừa tham gia vào nhiều dự án khác nhau.
- Chị thấy khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống ở Việt Nam và ở Pháp là gì?
Có rất nhiều thứ khác nhau mà mình khó có thể kể hết: môi trường y tế, giáo dục; phúc lợi xã hội; bảo hiểm y tế; an ninh giao thông; thái độ đối với cuộc sống…
Nói về các chính sách xã hội thì nước Pháp thuộc dạng ‘hào phóng’ nhất thế giới, vì họ được tiếng là ‘bác ái’, ngay trong tuyên ngôn của họ. Họ thực hiện đúng chính sách lấy tiền của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
Về cơ bản, nước Pháp cũng là nước giàu, nên nếu so sánh với Việt Nam thì sẽ không hợp lý. Mỗi quốc gia có một chế độ chính sách phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế.
- Nhiều gia đình đang có cuộc sống tốt ở Việt Nam nhưng vẫn quyết định sang nước ngoài định cư với mục đích mong con cái có cơ hội học tập, công việc, tương lai tốt đẹp hơn. Đó có phải là mục tiêu của gia đình chị khi sang Pháp?
Gia đình mình hiện tại đang ở Pháp vì lý do công việc, còn sau này thế nào thì vẫn chưa biết. Mình nghĩ ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, quan trọng là mức độ thích nghi của mình đến đâu.
- Có những người đang có công việc, vị trí tốt ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài họ phải lao động chân tay để kiếm sống, nhưng họ vẫn chấp nhận và hài lòng với điều đó. Quan điểm của chị về việc này như thế nào?
Mình cũng biết nhiều trường hợp như thế và mình cho rằng mỗi người có một lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ. Họ cũng có lý do riêng để làm vậy nên mình hoàn toàn tôn trọng lựa chọn đó.
- Một số ý kiến cho rằng sống ở những quốc gia phát triển luôn tốt hơn Việt Nam. Nếu có cơ hội, họ sẵn sàng tìm mọi cách để đi. Chị có đồng ý với ý kiến này không?
Cá nhân mình cho rằng ở đâu cũng có điểm tốt điểm xấu, khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Có những thứ có thể tốt với người này nhưng chưa chắc tốt với người khác. Mình nghĩ không có công thức chung, vì mỗi người đều có quan điểm ‘tốt, xấu’ khác nhau.
Vì thế, theo mình, đi hay ở đều là lý do riêng. Nhưng nếu quyết định ra đi mỗi người cũng nên cân nhắc thiệt hơn, suy nghĩ thấu đáo và lên kế hoạch rõ ràng. Vì cuộc sống ở nước ngoài, theo mình nghĩ, chưa bao giờ là dễ dàng hơn cuộc sống ở Việt Nam.
- Hiện tại cuộc sống của gia đình mình ở Pháp như thế nào? Chị có bao giờ có ý định quay về Việt Nam?
Hiện tại gia đình mình có cuộc sống ổn định ở Pháp. Mình cũng thường xuyên về thăm gia đình. Còn định cư lâu dài ở đâu, gia đình mình vẫn chưa quyết định, có thể không phải ở Pháp, cũng có thể không phải ở Việt Nam mà ở một đất nước nào đó trên trái đất này.
- Chị có chia sẻ, lời khuyên gì với những người muốn định cư ở Pháp không?
Nếu muốn định cư ở Pháp, trước hết các bạn nên tìm hiểu về cách thức xin việc cũng như luật định cư cho người nước ngoài để không gặp vấn đề gì về việc giấy tờ. Hiện nay giấy tờ để người nước ngoài xin việc ở các nước như Anh, Pháp ngày càng khó khăn.
Mình thấy cuộc sống ở nước ngoài không hề dễ dàng gì, do nhiều khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, để thực sự hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, chúng ta nên mạnh dạn học hỏi, giao lưu với người bản địa, thay vì chỉ sinh hoạt khép kín trong cộng đồng của mình.
Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.