Tháng 8 vừa qua, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã có cuộc hội thảo về ông. Có một vấn đề được bàn thảo: ông là nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết? Và công đức của ông là như thế nào?
Tháng 8 vừa qua, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã có cuộc hội thảo về ông. Có một vấn đề được bàn thảo: ông là nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết? Và công đức của ông là như thế nào?
Học lịch sử giúp em tìm hiểu về
A. Quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
D. Sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
Vật lý (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φύσις physis có nghĩa "tự nhiên") là chi nhánh cơ bản của khoa học, phát triển từ những nghiên cứu về tự nhiên và triết học nổi tiếng, và cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn coi là "triết học tự nhiên" (natural philosophy). Ngày nay, vật lý được xác định là môn khoa học nghiên cứu về vật chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
Từ xa xưa, con người đã cố gắng tìm hiểu về các đặc điểm của vật chất và đặt ra các câu hỏi như: tại sao một vật lại có thể rơi được xuống đất? tại sao vật chất khác nhau lại có các đặc tính khác nhau? Và vũ trụ kia vẫn là điều bí ẩn: Trái Đất được hình thành như thế nào? đặc điểm của các thiên thể như Mặt Trời hay Mặt Trăng ra sao? Một vài thuyết đã được đưa ra, nhưng đa phần đều không chính xác. Những thuyết này mang đậm nét triết lý và chưa từng qua các bước kiểm chứng như các thuyết hiện đại. Một số ít được công nhận, số còn lại đã lỗi thời, ví dụ như nhà tư tưởng người Hy Lạp, Archimedes, đưa ra nhiều miêu tả định lượng chính xác về cơ học và thủy tĩnh học.
Thế kỷ thứ 17, Galileo Galilei là người đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết, và nó là chìa khóa để hình thành nên ngành khoa học thực nghiệm. Galileo xây dựng và kiểm tra thành công nhiều kết quả trong động lực học, cụ thể là Đinh luật quán tính. Năm 1687, Isaac Newton công bố cuốn sách Principia Mathematica, miêu tả chi tiết và hoàn thiện hai thuyết vật lý: Định luật chuyển động Newton, là nền tảng của cơ học cổ điển và Định luật hấp dẫn, miêu tả lực cơ bản của hấp dẫn. Cả hai thuyết trên đều được công nhận bằng thực nghiệm. Cuốn sách Principia cũng giới thiệu một vài thuyết thuộc ngành thủy động lực học. Cơ học cổ điển được mở rộng bởi Joseph Louis Lagrange, William Rowan Hamilton, và một số nhà vật lý khác, người đã xây dựng lên các công thức, nguyên lý và kết quả mới. Định luật hấp dẫn mở đầu cho ngành vật lý thiên văn, ở đó miêu tả các hiện tượng thiên văn dựa trên các thuyết vật lý học.
Bước sang thế kỷ thứ 18, nhiệt động lực học được ra đời, bởi Robert Boyle, Thomas Young và một số nhà vật lý khác. Năm 1733, Daniel Bernoulli sử dụng phương pháp thống kê với cơ học cổ điển để đưa ra các kết quả cho nhiệt động lực học, từ đó ngành cơ học thống kê được ra đời. Năm 1798, Benjamin Thompson chứng minh được việc chuyển hóa cơ năng sang nhiệt, và năm [[1831 ]], James Prescott Joule đặt ra định luật bảo toàn năng lượng, dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng.
Đặc điểm của tính điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michael Faraday, Georg Ohm, cùng với một số nhà vật lý khác. Năm 1855, James Clerk Maxwell thống nhất hai ngành điện học và từ học vào làm một, gọi chung là Điện từ học, được miêu tả bằng các phương trình Maxwell. Dự đoán của thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ. Năm 1895, Wilhelm Conrad Roentgen (Röntgen) khám phá ra tia X quang, là một dạng tia phóng xạ điện từ tần số cao. Độ phóng xạ được tìm ra từ năm 1896 bởi Henri Becquerel, và sau đó là Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie), Pierre Curie, cùng với một số nhà vật lý khác. Từ đó khai sinh ra ngành vật lý hạt nhân.
Năm 1905, Albert Einstein xây dựng Thuyết tương đối đặc biệt, kết hợp không gian và thời gian vào một khái niệm chung, không-thời gian. Thuyết tương đối hẹp dự đoán một sự biến đối khác nhau giữa các điểm gốc hơn là cơ học cổ điển, điều này dẫn đến việc phát triển cơ học tương đối tính để thay thế cơ học cổ điển. Với trường hợp vật tốc nhỏ, hai thuyết này dẫn đến cùng một kết quả. Năm 1915, Einstein phát triển thuyết tương đối đặc biệt để giải thích lực hấp dẫn, thuyết này do đó được gọi là Thuyết tương đối tổng quát hay Thuyết tương đối rộng, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton. Trong trường hợp khối lượng và năng lượng thấp, hai thuyết này cũng cho một kết quả như nhau.
Năm 1911, Ernest Rutherford suy luận từ thí nghiệm tán xạ về sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, với thành phần mang điện tích dương được đặt tên là proton. Neutron, thành phần của hạt nhân nguyên tử không mang điện tích, được phát hiện ra năm 1932 bởi James Chadwick.
Bước sang thế kể thứ 20, Max Planck, Einstein, Niels Bohr cùng với một số nhà vật lý khác xây dựng thuyết lượng tử để giải thích cho các kết quả thí nghiệm bất thường bằng việc miêu tả các lớp năng lượng rời rạc. Năm 1925, Werner Heisenberg và năm 1926 Erwin Schrodinger và Paul Dirac công thức hóa cơ học lượng tử, để giải thích thuyết lượng tử bằng các công thức toán học. Trong cơ lương tử, kết quả của các đo đạc vật lý tồn tại dưới dạng xác suất, và lý thuyết này đã rất thành công khi miêu tả các đặc điểm và tính chất của thế giới vi mô.
Cơ học lượng tử là công cụ cho ngành vật lý vật chất đặc (condensed matter physics), một ngành nghiên cứu các tính chất vật lý của chất rắn và chất khí, bao gồm các đặc tính như cấu trúc tinh thể, bán dẫn và siêu dẫn. Người đi tiên phong trong ngành vật lý vật chất đặc đó là Felix Bloch, người đã sáng tạo ra một bộ mặt lượng tử các tính chất của electron trong cấu trúc tinh thể năm 1928.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nghiên cứu khoa học tập trung vào ngành vật lý hạt nhân với mục đích tạo ra bom nguyên tử. Sự cố gắng của người Đức, do Heisenberg dẫn đầu, đã không thành công, nhưng dự án Manhattan của Mỹ đã đạt được mục đích. Nhóm khoa học người Mỹ, đứng đầu là Enrico Fermi đã là người đầu tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân năm 1942, và chỉ 3 năm sau, năm 1945, vụ thử hạt nhân đầu tiên đã diễn ra tại Trinity, gần Alamogorgo, New Mexico.
Lý thuyết trường lượng tử được xây dựng để phát triển cơ lượng tử, với việc kết hợp thuyết tương đối hẹp. Một phiên bản mới được hình thành vào cuối năm 1940 bởi Richard Feynman, Julian Schwinger, Tomonaga và Freeman Dyson. Họ đã công thức hóa thuyết điện động lực học lượng tử để miêu tả tương tác điện từ.
Thuyết trường lượng tử tạo nền cho ngành vật lý hạt, ở đó nghiên cứu các lực tự nhiên và các hạt cơ bản. Năm 1945. Dương Chấn Ninh và Robert Mills phát triển một dạng thuyết gauge, tạo cơ sở cho Mô hình chuẩn. Mô hình chuẩn đã được hoàn chỉnh vào năm 1970, với thành công là việc miêu tả tất cả các hạt biết được khi ấy.
Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà.
Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một số nhân vật lịch sử, nhưng sau đó Cao Việt Nguyễn đã phát triển thành một dự án lớn hơn với 264 nhân vật được minh họa và 28 sự kiện và dự kiến sẽ còn tiếp tục. Với Việt sử nhân vật, Cao Việt Nguyễn đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc tái hiện lịch sử qua tranh minh họa một hệ thống nhân vật có thật, có ảnh hưởng suốt chiều dài phát triển lịch sử Việt Nam kể từ thời Hồng Bàng đến thời Lý, với những chi tiết hình ảnh được nghiên cứu sát nhất từ những tư liệu lịch sử còn lại.
Anh từng nói triển khai dự án này với mong muốn giới thiệu lịch sử Việt qua hệ thống liên kết các nhân vật có thật trong lịch sử, nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về lịch sử đất nước. Nhưng tại sao không phải tranh minh họa đơn thuần, hay truyện tranh, mà lại phát triển thành một cuốn sách?
Khoảng năm 2020, khi tôi ngồi bàn với các bạn trong nhóm cổ phong về vấn đề phát triển văn hóa cổ phong như thế nào, mỗi bạn đều có một ý kiến riêng. Có bạn nói phải làm nhiều bộ phim về lịch sử hơn mới giúp ích cho sự phát triển. Một số bạn khác nói phải phát triển cổ phục nhiều hơn vào cuộc sống.
Nhưng tôi nghĩ cần phải làm từ những cái cơ bản nhất, đó là làm sách. Vì giáo dục rất quan trọng. Hiện nay các nhà làm phim Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm phim lịch sử, ai cũng muốn làm, nhưng bắt đầu làm mới vỡ lẽ là không biết bắt đầu từ đâu, trang phục như thế nào, đúng hay sai, phải tìm ai để giải quyết vấn đề đó…
Tất cả những điều đó sẽ phát triển từ giáo dục. Chúng ta chưa có những chương trình giáo dục đầy đủ về lịch sử văn hóa và trang phục. Nhìn rộng hơn ra các nước bạn, ví dụ như Nhật Bản có hẳn một bộ truyện sử dụng trong trường học để nói về lịch sử. Còn Trung Quốc đã minh họa, phỏng dựng, phục dựng lịch sử quá nhiều rồi. Nhưng chúng ta vẫn còn rất hạn chế. Điều này cũng dễ hiểu, vì có nhiều họa sĩ cũng rất muốn phỏng dựng, phục dựng lịch sử văn hóa Việt Nam, nhưng họ gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơm áo gạo tiền. Khi họa sĩ lập gia đình rồi, chắc chắn gần như 100% không thể nào vẽ lịch sử theo ý thích bản thân được như trước nữa.
Hai là khi đã vẽ, đã đưa lên mạng xã hội hay ra công chúng, họ không nhận được cái gì, không ai trả tiền để họ làm được những công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức đấy.
Thiếu tài liệu, khó khăn trong nghiên cứu trang phục và ngoại hình của các nhân vật lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ Bắc thuộc và các triều đại trước đó, nhưng anh vẫn nỗ lực làm. Động lực nào thúc đẩy anh?
Làm một dự án như thế này, cần xác định dự án có thể sống được bao lâu. Nếu nó có sự bền vững, cần thiết, 10 năm, lâu hơn nữa… thì rất đáng để làm, khi nó có thể tạo nguồn cảm hứng cho những người khác phát triển những dự án khác lớn hơn.
Nếu mình không bắt tay vào làm, có thể trong tương lai cũng sẽ không có ai làm.
Nhìn sang các nước xung quanh như Trung Quốc, đã có những cuốn sách minh họa nhân vật rất tốt như Tam Quốc nhân vật phổ chẳng hạn, minh họa tất cả các nhân vật thời Tam Quốc. Họ minh họa rất nhiều lần chứ không phải một lần. Suy nghĩ tại sao họ lại phải làm như thế, tôi nhận ra rằng làm vậy sức lan tỏa sẽ rộng hơn. Những trang cổ phong, cổ phục hay trang giải trí trên mạng xã hội của chúng ta vẫn thường chia sẻ với nhau những hình ảnh trang phục của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện nay chúng ta chuộng những cái đó, thích thú những cái đó, tại sao chúng ta không thể tự mình làm ra được những sản phẩm như vậy?
Nhiều họa sĩ Việt Nam vẽ rất tốt, rất giỏi. Chỉ có điều là họ chưa có được một sự thúc đẩy, hay sự quan tâm để có thể dành nhiều thời gian cho việc này.
Được biết anh đã tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu, tài liệu cả trong nước và ngoài nước. Có nguồn tư liệu nào chính?
Các nhân vật tương đối nhiều, mỗi một nhân vật đều có sự liên quan tới những sự kiện lịch sử ở trong đó. Cuốn sách của tôi dựa trên chính sử là chính và không chọn dã sử. Nhưng không phải nguồn sử liệu nào cũng viết giống như nhau. Nhiều khi mình phải chọn một nguồn sử liệu mà mình cảm thấy uy tín hơn. Việt sử nhân vật sử dụng Đại Việt sử ký toàn thư làm sườn chính, trong đó có bổ sung thêm nhiều dữ liệu khác, như từ Việt sử lược, Thiền uyển tập anh… chẳng hạn, nếu nội dung về nhân vật đó trong Đại Việt sử ký không có nhiều. Ví dụ Thiền uyển tập anh là về Phật giáo ca Việt Nam, và tôi rất muốn thể hiện được sự thăng hoa của Phật giáo Việt Nam vào thời Lý nên tôi sử dụng nguồn tư liệu ấy.
Một trang sách của Việt sử nhân vật
Các nhân vật trong sách khá đa dạng gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Chămpa, Nhật Bản… Anh rất chú trọng đến các chi tiết. Nhưng với lịch sử, càng chi tiết càng phải chính xác. Trong khi đó, những mô tả nhân vật lịch sử từ thời xa xưa rất mơ hồ. Anh làm thế nào để hình dung được sự thật lịch sử sau màn sương mơ hồ đó?
Theo cái tự nhiên nhất. Đầu tiên mình phải cảm nhận được nhân vật như thế nào, dựa theo câu chuyện của họ, tính cách của họ nữa. Đương nhiên phải tham khảo hình ảnh, tư liệu xưa hết sức có thể. Tuy nhiên cũng phải xác định cuốn sách này là một dự án minh họa chứ không phải phỏng dựng hay phục dựng. Vì phỏng dựng hay phục dựng nghĩa là mình phải có tư liệu như là tư liệu khảo cổ mình đã đào được bộ quần áo này như thế này, bộ xương kia như thế ấy… Nên tôi xác định mình làm tốt nhất có thể ở mức độ minh họa. Sẽ phải được khoảng 60%.
Để thể hiện nhân vật, phải sử dụng những đặc điểm văn hóa thường thấy trong sử liệu mô tả, ví dụ như về người Việt chẳng hạn, răng đen, cắt tóc ngắn, đi chân đất, xăm mình. Những cái đấy luôn luôn được chú trọng. Phải tham khảo những gương mặt của người Việt hiện nay, kể cả người Trung Quốc, để người đọc khi nhìn vào nhận ra đây là người Trung Quốc, kia là người Việt Nam... Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở hoa văn nữa, ví dụ như các trang phục Việt sẽ chú trọng nhiều các hoa văn cổ của Việt Nam hơn…
Trưng Trắc, bản vẽ trong Việt sử nhân vật của Cao Việt Nguyễn
Khi nghiên cứu để vẽ, đến thời Lý tôi thấy có sự phân biệt giữa trang phục của tầng lớp quý tộc và tầng lớp nhân dân. Ví dụ, một trong các đặc điểm khá thú vị mà ít ai để ý đến, là vào thời Lý, người Việt sử dụng chỉ vàng để thêu hoa văn lên áo, kể cả quý tộc và nhân dân đều dùng. Nhưng đến cuối thời Lý, vua ban lệnh cấm không cho dân thêu chỉ vàng nữa, nhằm phân biệt giữa quan và dân. Hoặc trong sử liệu cũng miêu tả khá rõ về vấn đề trang phục của vua, như thời Lý - Trần thì màu vàng, màu trắng được xem là màu dành cho vua. Trong dân, trừ phụ nữ ra, nếu nam mà mặc màu trắng sẽ bị xem là tiếm vị. Vào thời Hồng Bàng, theo mô tả dân mặc áo giao lĩnh vạt trái, đi chân đất, nhuộm răng đen, xăm mình và búi tóc chuy kế (búi củ hành). Đấy là mô tả của người Trung Quốc viết về dân ta vào thời kỳ Bắc thuộc.
Ngô Quyền, bản vẽ trong Việt sử nhân vật của Cao Việt Nguyễn
Thời kỳ Hồng Bàng, số nhân vật không nhiều, chỉ có Hùng Vương, An Dương Vương; nhưng vào thời này còn kha khá hiện vật như tượng, chuôi kiếm… và hoa văn của thời kỳ Hồng Bàng rất nhiều. Ngoài ra tôi tham khảo thêm từ những nguồn khác. Ví dụ trang phục giáp trận của An Dương Vương, tôi tham khảo từ dân tộc Điền Việt, một trong các dân tộc của Bách Việt sống gần sát với ta, rồi kể cả giáp trụ của Trung Quốc vào thời Tần - Hán ở Quảng Châu. Vì khi Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, đóng đô ở Quảng Châu nên người Việt mình vẫn có ở đó.
Minh họa nhân vật Ngô Quyền chẳng hạn. Điều đầu tiên tôi nghĩ là: một vị tướng cầm gươm, mặc áo giáp, đứng hiên ngang. Câu hỏi tiếp theo: bộ giáp của ông ấy thế nào, cây gươm như thế nào, loại giáp, loại gươm ấy thời đó đã xuất hiện hay chưa? Khi đã giải quyết được những câu hỏi này, mình mới có thể vẽ được. Lịch sử trang phục quân sự đơn giản hơn so với lịch sử trang phục bình thường. Vì về quân sự, ở các nước tương đồng văn hóa, những thời kỳ đó đa số tương đối giống nhau. Đương nhiên ở Việt Nam cũng có những đặc điểm khác, như về họa tiết trang trí hay chất liệu chẳng hạn, chất liệu của giáp không chỉ bằng kim loại mà có thể bằng da…
Ban đầu tôi muốn cuốn sách này vừa có hình minh họa vừa có những thông tin đầy đủ về nhân vật. Nhưng về sau tôi nhận ra cô đọng thông tin sẽ giúp người đọc dễ tiếp cận hơn. Và khi họ đã tiếp cận, muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn thì họ có thể tự làm điều đó được.
Vẽ tranh lịch sử nhiều, và cũng tìm về nghiên cứu sử Việt nhiều năm qua, từ xa quê hương nhìn về, anh nhận thấy điều gì là quan trọng hơn cả trong việc truyền bá sử Việt cho giới trẻ?
Trong những năm gần đây, tôi nhận thấy phong trào yêu thích lịch sử nổi lên rất nhiều. Cũng nhiều nhóm minh họa hay làm video về nhân vật lịch sử, nhưng đa số họ đều theo dạng sáng tạo, tưởng tượng. Không biết từ lúc nào các bạn bắt đầu truyền nhau những câu chuyện rất buồn cười, như là Lý Thường Kiệt được xem là một đại mỹ nam chẳng hạn… Thực ra một số nhân vật trong lịch sử có đề cập về dung mạo. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều là những nước đồng văn, nghĩa là ít nhiều trang phục đều có sự tương đồng với nhau, giao thoa văn hóa. Nhưng người Việt cũng có những sáng tạo nhất định về trang phục. Điều quan trọng, cần thiết hiện nay là phải phổ cập những thông tin về lịch sử, văn hóa, về trang phục Việt cho xã hội. Càng nhiều người trong nước biết thì lúc đó những trang phục ấy mới càng được tôn vinh nhiều hơn nữa.