Kim ngạch thương mại là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không có nhiều người hiểu rõ "Kim ngạch thương mại là gì?"
Kim ngạch thương mại là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng lại không có nhiều người hiểu rõ "Kim ngạch thương mại là gì?"
Theo Tiểu mục 8 Mục 2 Quyết định 1157/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ trong Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 như sau:
Theo đó, việc quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại, số lượng du khách qua lại, nguồn vốn đầu tư lớn hoặc có nhiều hoạt động giao lưu nhân dân với Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trong hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn 2021-2025.
By CareerLinkĐăng ngày: 15/4/2021
Kim ngạch là gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe thời sự nhắc nhiều cụm từ kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu bạn không phải người làm việc hay có nghiên cứu về kinh tế thì thuật ngữ này sẽ khiến bạn bối rối đôi chút. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về cụm từ thường gặp này.
Kim ngạch được chia thành hai loại là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Dưới đây là định nghĩa về hai loại kim ngạch này.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về.
Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu có nghĩa là tiền bán bất kỳ hàng hóa xuất khẩu nào nhưng không bao gồm cước phí hoặc bảo hiểm liên quan đến việc vận chuyển.
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu
Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.
Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.
Thực trạng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
Hiểu được kim ngạch là gì, có thể nhiều người thắc mắc vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới năm 2020 có nhiều biến động lớn mang đến nhiều thách thức cho thương mại quốc tế. Xung đột thương mại Mỹ – Trung cũng mang đến những thay đổi phức tạp, đa chiều trong quan hệ kinh tế giữa các nền chính trị lớn trên toàn cầu. Kinh tế thế giới đối mặt với sự suy thoái sâu nhất trong nhiều năm.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra theo kế hoạch. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến các quốc gia quyết định đóng cửa biên giới đặt ra nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ bảo vệ các sản phẩm nội địa, các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều là nông, thủy sản.
Nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại của Việt Nam vẫn đảm bảo giữ được phong độ trong sự đứt gãy của thương mại toàn cầu. Đà tăng trưởng được đảm bảo, lực kéo của nền kinh tế vẫn đầy sức sống. Trong khi các quốc gia trong khu vực có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ các năm trước, Việt Nam lại đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng chú ý trong năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt khoảng 543 tỷ USD, tăng trưởng dương 5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 282 tỷ USD, cao hơn 6.5%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 263 tỷ USD cao hơn 3.6%. Như vậy cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2020 xuất siêu khoảng 19 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.
Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 thì 78 tỷ USD là thị phần của khu vực kinh tế trong nước con số này giảm 1% và chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm dầu thô) đạt hơn 200 tỷ USD, tăng hơn 9% chiếm trên 70% (tỷ trọng tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước đó).
Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 31 trong đó số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD chiếm 24, trên 5 tỷ USD chiếm 9 và trên 10 tỷ USD là 6 mặt hàng. Con số ấn tượng nhất đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 51%, đạt 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại giảm 1% so với năm trước đó.
Mặt hàng đạt con số khả quan khác là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 45 tỷ USD cao hơn 25%. Trong thời gian gần đây mặt hàng điện tử, máy tính điện thoại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu cao chi phối kim ngạch xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của nhóm mặt hàng này gần đạt tới ngưỡng 100 tỷ USD (con số này là 87 tỷ năm 2019 và năm 2020 đã đạt đến 96 tỷ USD) tỷ trọng đã đạt đến gần 34% kim ngạch xuất khẩu toàn năm 2020.
Một năm nền kinh tế phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mà thành tích xuất siêu vừa được giữ vững và còn đạt được kỷ lục mới. Mặc dù thành tích này có sự góp phần của sự giảm sút của kim ngạch nhập khẩu. Tuy vậy đây vẫn là một thành tựu đáng tự hào và là bước đà quan trọng để nền kinh tế tiến vào năm 2021.
Trên đây là một số chia sẻ về kim ngạch là gì và các thông tin liên quan, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Theo Điều 4 Hiệp định về hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan 1978 được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Việt Nam và Thái Lan (1992) như sau:
Theo đó, 02 nước Việt Nam - Thái Lan thống nhất dựa trên các quy định hiện hành của nước mình về xuất nhập khẩu, hối đoái, và các quy định khác, tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 1992.