Tình Hình Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam

Tình Hình Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam

Việt Nam có nguồn lực văn hóa phong phú, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn du khách. Nó được thể hiện qua di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách, nghị quyết về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Điều này được thể hiện trong Luật Du lịch và Luật Di sản văn hóa. Gần đây, phát triển du lịch văn hóa (DLVH) được Chính phủ xác định là một trong những ngành công nghiệp văn hóa từ nay đến năm 2030. Phát triển du lịch thành ngành công nghiệp văn hóa sẽ biến các thành quả sáng tạo văn hóa Việt Nam thành hàng hóa thỏa mãn nhu cầu văn hóa đa dạng của khách du lịch.

Việt Nam có nguồn lực văn hóa phong phú, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn du khách. Nó được thể hiện qua di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách, nghị quyết về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Điều này được thể hiện trong Luật Du lịch và Luật Di sản văn hóa. Gần đây, phát triển du lịch văn hóa (DLVH) được Chính phủ xác định là một trong những ngành công nghiệp văn hóa từ nay đến năm 2030. Phát triển du lịch thành ngành công nghiệp văn hóa sẽ biến các thành quả sáng tạo văn hóa Việt Nam thành hàng hóa thỏa mãn nhu cầu văn hóa đa dạng của khách du lịch.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020, một số yêu cầu đối với chất lượng về bảo quản đồ ăn, thức uống trong hoạt động du lịch cộng đồng bao gồm:

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Thức ăn phục vụ khách du lịch phải được che đậy để tránh bụi và côn trùng;

- Khu vực bảo quản, chế biến, ăn uống phải luôn được duy trì sạch sẽ và được cách ly khỏi khu vực nuôi động vật, khu vệ sinh; phải đảm bảo có đủ nước sạch và xà phòng/dung dịch vệ sinh để rửa tay cho nhân viên chế biến và cho khách du lịch.

Du lịch cộng đồng được Nhà nước phát triển bằng những biện pháp nào?

Căn cứ tại quy định của Quyết định số 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch như sau:

(1) Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến để phát triển theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

(2) Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng;

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền luôn giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch cộng đồng để ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn phù hợp cho loại hình du lịch này.

II. Tìm hiểu về du lịch cộng đồng

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017, du lịch cộng đồng được định nghĩa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

Như vậy, có thể hiểu, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch gắn với văn hóa của một cộng đồng và do cộng đồng quản lý. Khách du lịch sẽ được tham gia vào hoạt động, trải nghiệm cùng cộng đồng địa phương, từ đó khám phá được nhiều nét đẹp về bản sắc, văn hóa và đóng góp tạo nên các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường.

Các biện pháp xử lý khi vi phạm du lịch cộng đồng

Các vi phạm trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng được xử lý bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi và mức phạt cụ thể được quy định bởi Nghị định số 45/2019/NĐ-CP và Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Một số hành vi vi phạm nổi bật có thể kể đến như:

- Hành vi phân biệt đối xử hoặc bắt ép, nài kéo khách du lịch sử dụng dịch vụ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị phạt tiền tùy mức độ và hành vi, mức tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 20.000.000 đồng.

VI. Vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Hoạt động du lịch cộng đồng đã có mặt tại Việt Nam khoảng 20 năm. Dù vậy, việc phát triển loại hình du lịch này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chủ yếu xuất phát từ cộng đồng địa phương chưa nắm rõ về quy định pháp luật và phương thức tổ chức. Do đó, việc mọi người cần được tư vấn pháp lý về du lịch cộng đồng từ những người có chuyên môn cao như luật sư là vô cùng cần thiết.

Khi giải quyết các vấn đề về du lịch cộng đồng, Quý Khách hàng có thể lựa chọn liên hệ với Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng luật NPLaw). NPLaw là một công ty chuyên về luật uy tín, hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp lý về du lịch như giấy phép, các tiêu chuẩn đối với hoạt động du lịch, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch,... Quý Khách hàng có mong muốn được tư vấn vui lòng liên hệ hotline 0913 449 968 hoặc truy cập trang web nplaw.vn để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về du lịch cộng đồng. Quý Khách hàng khi cần được tư vấn về việc thực hiện các thủ tục hoặc giải quyết công việc liên quan đến hoạt động du lịch này hãy lưu ý các nội dung trong bài viết này. Trong trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - HÃNG LUẬT NPLAW

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

III. Xu hướng để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng được dự đoán sẽ trở thành xu hướng phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam được thiên nhiên ưu ái với nhiều danh lam thắng cảnh. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những nét đặc sắc khác nhau về thiên nhiên, con người, văn hóa,...

Ví dụ như người Khmer ở Trà Vinh có Lễ hội Ok Om Bok (hay còn gọi là lễ cúng trăng hay lễ hội “đút cốm dẹp” hay hoạt động cấy lúa trên ruộng bậc thang của người dân vùng miền núi Bắc Bộ,... Cộng đồng dân cư tại đây đang được hướng dẫn để tận dụng triệt để các thế mạnh sẵn có từ thiên nhiên, phong tục tập quán nhằm khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch.

Việc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của du lịch cộng đồng cũng tạo ra không ít tiêu cực. Một số mặt trái của loại hình du lịch này có thể kể đến đó là:

- Mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương tương tự nhau về đặc điểm địa lý, văn hóa không có sự đột phá, thường sao chép lẫn nhau;

- Phát triển nhanh chóng và đột ngột nên không có sự đầu tư đúng mức;

- Đặt nặng vấn đề lợi nhuận và không chú ý đến các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi trường;

- Nâng giá quá cao đối với các chi phí cho các hoạt động trải nghiệm, dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí,...

I. Thực trạng du lịch cộng đồng hiện nay

Du lịch cộng đồng đã du nhập vào nước ta khoảng 20 năm, tuy nhiên, vẫn chưa thật sự có nhiều phát triển đột phá. Mặc dù vậy, hiện nay, nhu cầu tìm đến những không gian văn hóa, gần gũi với địa phương của du khách ngày càng tăng cao. Du lịch cộng đồng ngày nay mở rộng trên cả nước, khu vực phát triển mạnh nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc với Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên... Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum. Khu vực miền Nam là các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang,... Thực tế cho thấy, du lịch cộng đồng không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ cảnh quan sinh thái, môi trường tự nhiên.