Sách Nâng Cao Và Phát Triển Toán 6 Tập 1

Sách Nâng Cao Và Phát Triển Toán 6 Tập 1

Trong 6 tháng đầu năm, du lịch Việt Nam đón gần 9 triệu lượt khách quốc tế, đây là bước phục hồi tích cực và mở ra hướng phát triển bền vững nhằm tăng năng lực cạnh tranh.

Trong 6 tháng đầu năm, du lịch Việt Nam đón gần 9 triệu lượt khách quốc tế, đây là bước phục hồi tích cực và mở ra hướng phát triển bền vững nhằm tăng năng lực cạnh tranh.

Du lịch Việt phục hồi cả về số lượng khách và doanh thu

Nửa đầu năm 2024, mặc dù là mùa thấp điểm du lịch quốc tế, hoạt động du lịch Việt Nam vẫn gặt hái nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, tổng lượng khách quốc tế ước đạt hơn 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023. Khách du lịch nội địa ước đạt 66,5 triệu lượt, đạt hơn 60% mục tiêu đề ra cả năm là 110 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 436,5 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Lượng khách du lịch Việt Nam nửa đầu năm 2024 hoàn thiện 50% mục tiêu đề ra cả năm (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhiều địa phương đón nhận thành quả du lịch khả quan

Sau 6 tháng triển khai, hoạt động du lịch tại nhiều địa phương như Hà Nội, Thanh Hoá, Lào Cai, TP.Hồ Chí Minh, Điện Biên,… đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về lượng khách và doanh thu.

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai. Đồng thời, thành công đến từ việc các địa phương liên tục nâng cao sản phẩm dịch vụ và không ngừng đầu tư hạ tầng.

Du lịch tại nhiều địa phương tăng trưởng tốt 6 tháng đầu năm 2024 (Nguồn: Sở du lịch )

Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm gần 50% lượng khách quốc tế đến Việt Nam

Về quy mô thị trường, Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, chiếm 47,2% tổng lượng khách. Trong đó, Hàn Quốc đạt 2,2 triệu lượt (chiếm 25,8%), Trung Quốc đạt 1,8 triệu lượt (chiếm 21,4%).

Kết quả tăng trưởng này đạt được là do du lịch Việt Nam liên tục bổ sung sản phẩm với đa dạng điểm đến và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Hàn Quốc dẫn đầu lượng khách quốc tế du lịch Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Ngoài ra, các thị trường lớn ở Đông Bắc Á tiếp tục là động lực chính trong việc phục hồi lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, các quốc gia Đông Nam Á đang có sự tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt, các thị trường châu Âu đang phát triển mạnh mẽ sau khi áp dụng chính sách miễn thị thực.

Các thị trường khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Âu có động lực tăng trưởng tốt ((Nguồn: Cục Du lịch quốc gia)

Du lịch Việt Nam vẫn hạn chế năng lực cạnh tranh

Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 59 trong tổng số 119 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành ( TTDI) năm 2024.

Trong báo cáo này, nhiều chỉ số trụ cột của Việt Nam đã giảm đáng kể, như Hạ tầng hàng không giảm 17 bậc; Sự bền vững về nhu cầu du lịch giảm 24 bậc. Các chỉ số mới cũng cho thấy tình hình không khả quan, với Mức độ mở cửa du lịch xếp hạng 80 và Tác động kinh tế – xã hội của du lịch xếp hạng 115; đặc biệt, Hạ tầng du lịch chỉ đạt 2,2 điểm.

Thứ hạng của du lịch nước ta giảm là do thiếu tính bền vững, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ yếu kém. Cụ thể, cơ sở hạ tầng tại các sân bay như Nội Bài và Tân Sơn Nhất vẫn đang quá tải và còn nhiều bất cập. Ngoài ra, xây dựng không kiểm soát gây hại cảnh quan, bắt chặt và chèo kéo khách du lịch và vệ sinh môi trường chưa cải thiện, làm giảm cạnh tranh quốc tế.

Việt Nam xếp hạng thứ 59 về chỉ số Phát triển du lịch & lữ hành (TTDI) năm 2024 (Nguồn: WEF)

Định hướng nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững du lịch Việt Nam

Việt Nam tập trung điều chỉnh chiến lược quảng bá du lịch quốc gia, nhằm trở thành điểm đến cao cấp với dịch vụ thân thiện và ngăn chặn nạn “chặt chém” hay lừa đảo du khách.

Về phát triển bền vững, từng bước triển khai du lịch xanh nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm tác động tiêu cực lên môi trường sống của con người. Điều này còn giúp gia tăng giá trị sản phẩm du lịch, đóng góp vào nền kinh tế bền vững và duy trì khả năng khai thác lâu dài.

Hơn nữa, du lịch Việt Nam cần đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; nâng cao kết nối hạ tầng dịch vụ, đẩy mạnh du lịch nông thôn, ẩm thực và sức khỏe.

Du lịch xanh trở thành xu hướng phát triển bền vững

ĐĂNG KÍ ĐỂ SỞ HỮU BÁO CÁO NGÀNH DU LỊCH CHUYÊN BIỆT DÀNH RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

VIRAC còn cung cấp hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để phục vụ các cá nhân tra cứu dữ liệu thô. Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.

Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về Data Factory VIRAC, vui lòng gửi thông tin tới Zalo Official Account hoặc quét mã QR bên dưới.

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến: