(QBĐT) - Thông qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Minh Hóa, nhiều người dân trên địa bàn đã được hỗ trợ đào tạo nghề (ĐTN), biết tận dụng lợi thế của địa phương, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
(QBĐT) - Thông qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Minh Hóa, nhiều người dân trên địa bàn đã được hỗ trợ đào tạo nghề (ĐTN), biết tận dụng lợi thế của địa phương, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
1. Đối với sinh viên đại học khi du học Đức
Người lao động đổ về Đức tìm việc làm ngày càng đông, vì vậy nguồn cung lao động cũng dư thừa đáng kể. Nhóm công việc lao động chân tay hay những công việc ít đòi hỏi tiếng Đức và kinh nghiệm càng trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù bị hạn chế thời gian làm việc do lịch trình học nhưng sinh viên du học tại Đức vẫn có thể tìm được những công việc làm thêm như phục vụ bàn, làm việc ở cửa hàng thức ăn nhanh, bán hàng, …. nhờ sự nhanh nhẹn và khả năng giao tiếp linh hoạt.
Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kỳ nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng một tuần, thì tuần đó được tính là 7 ngày. Và với mức thu nhập trên 450 Euro/tháng, bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp thực tập, nếu kỳ thực tập có quy định trong chương trình học thì du học sinh Đức làm thêm sẽ không cần xin Giấy phép lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học của bạn thì bạn cần phải có Giấy phép lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).
Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép lao động.
2. Đối với sinh viên du học Đức hệ dự bị đại học
Sinh viên hệ dự bị đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông. Bên cạnh đó bạn vẫn cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý cấp giấy phép.
3. Mức lương bạn có thể kiếm được là bao nhiêu?
Chính phủ Đức hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều thứ: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên, miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ của bang, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt với mức bảo hiểm tối thiểu, ...
Sinh viên du học tại Đức có thể đi làm vào các ngày cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ, chưa kể làm thêm vào các ngày bình thường, mức thu nhập của bạn có thể được tính như sau.
10 ngày làm việc một tháng là tương đương với 120 ngày làm việc trong năm, mỗi ngày trung bình 8 tiếng đồng hồ, bạn có thể đạt mức thu nhập: 8 tiếng/ngày x 120 ngày/năm x 7 Euro/giờ = 6.720 Euro/ năm. Sau khi trừ đi các khoản phí sinh hoạt, mỗi năm bạn có thể tiết kiệm được tương đối ít nhất là 720 Euro.
Trong trường hợp, bạn đi làm thêm vào cả các ngày bình thường, trung bình mỗi ngày bạn chỉ làm tầm khoảng 2 tiếng, mức thu nhập của bạn sẽ là: 2h/ngày x 7 Euro/ h x 20 ngày/ tháng x 12 tháng = 3.360 Euro/ năm. Phép tính này chưa bao gồm thời gian làm thêm vào những ngày nghỉ dài trong năm.
Lưu ý là mức 7 Euro/ ngày chỉ là mức tối thiểu tại Đức. Nếu bạn giỏi tiếng Đức, bạn thậm chí còn có thể đạt mức thu nhập cao hơn gấp 2 – 3 lần.
Như vậy, nếu đi du học Đức vừa học vừa làm, bạn không những được học ở môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn kiếm thêm thu nhập cho gia đình và bản thân. Rõ ràng du học Đức có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều các quốc gia khác. Chất lượng đào tạo đẳng cấp thế giới mà học phí lại rẻ, được chính phủ Đức hỗ trợ và còn có điều kiện đi làm thêm để tăng số dư trong tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều mới mẻ khi trải nghiệm làm thêm ở Đức. Tuy nhiên hãy đảm bảo là việc làm thêm không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn.
Một điểm thuận lợi khác đó là với mô hình du học nghề tại Đức thì ngay cả các bạn học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông và chưa có chứng chỉ tiếng Đức, vẫn có thể đăng ký du học Đức vừa học vừa làm. Điều đó giúp ước mơ du học Đức của nhiều bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tags: học bổng du học nghề đức, du học cao đẳng đức, du học nghề điều dưỡng tại đức, chi phí du học đức, du học đức cần bao nhiêu tiền, du học đức miễn phí, việc làm thêm du học sinh tại đức