Với phương châm “thành công từ chất lượng dịch vụ” VNI cam kết cung cấp dịch vụ bảo hiểm tốt nhất, giúp quản lý rủi ro và mang đến sự bình an cho khách hàng thông qua việc tham gia Bảo hiểm hàng hóa an toàn của chúng tôi.
Với phương châm “thành công từ chất lượng dịch vụ” VNI cam kết cung cấp dịch vụ bảo hiểm tốt nhất, giúp quản lý rủi ro và mang đến sự bình an cho khách hàng thông qua việc tham gia Bảo hiểm hàng hóa an toàn của chúng tôi.
Ngoài việc nhận định được những tổn thất - hậu quả mà rủi ro sẽ mang lại, bạn cần phải biết những loại rủi ro nào mà bảo hiểm sẽ đền bù khi xảy ra. Nắm được vấn đề này, bạn sẽ lựa chọn được gói bảo hiểm phù hợp với mình nhất. Vậy có những loại rủi ro nào hiện nay?.
Bạn cần phải biết những loại rủi ro mà bảo hiểm sẽ đền bù
Xem thêm: Tìm hiểu bảo hiểm là gì?
Phần lớn rủi ro thuần túy sẽ gây thiệt hại dù ít hay nhiều với chúng ta. Nếu may mắn, thiệt hại này sẽ không ảnh hưởng lớn hoặc có thể khắc phục được trước khi rủi ro xảy ra (hay gọi là hoà vốn ban đầu). Rủi ro này không có chủ đích hoặc không có nhân tố sinh lời bên trong. Ví dụ như tai nạn xe máy, tai nạn lao động,....
Rủi ro đầu cơ là loại rủi ro có mục đích hoặc có nhân tố kiếm lời bên trong. Đây là loại rủi ro xảy ra trong quá trình chúng ta đầu tư kinh doanh. Ví dụ như đầu tư cổ phiếu, đầu tư kinh doanh,... Việc đầu tư này có thể lãi hoặc lỗ hoặc hoà vốn, nhưng mục đích cuối cùng của nó là kiếm lời.
Các hình thức bảo hiểm về hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa sẽ được phân loại theo 2 hình thức sau:
Hình thức bảo hiểm hàng hóa nội địa
Đối với bảo hiểm về hàng hóa nội địa có nghĩa là đối tượng tham gia sẽ là các hàng hóa được vận chuyển, giao thương ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Các rủi ro của hàng hóa nội địa được bảo hiểm bảo vệ gồm:
- Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,...
- Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ.
- Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như tai nạn hay mất tích trên đường đi.
- Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông.
Phí bảo hiểm nội địa của hàng hóa sẽ được tính như sau:
Phí bảo hiểm khách hàng được hưởng = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo % (phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói và phương tiện và hình thức vận chuyển)
Hình thức bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu
Là hình thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các hình thức hiện hữu như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trên phạm vị toàn thế giới.
Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ bao gồm:
- Cháy nổ phương tiện vận chuyển.
- Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
- Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
- Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
Hay các tổn thất khác được gây ra như:
- Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, xe,
- Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
- Hàng hóa thiệt hại do thiên tai như núi lửa phun, sóng thần,
- Hàng hóa bị thiệt hại do cướp giật
- Nước biển, sông hồ, tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
Phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tính như sau:
CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm hàng hóa được tối ưu để bảo vệ quyền lợi
Dù là bảo hiểm về hàng hóa trong nội địa hay quốc tế cũng sẽ áp dụng theo các phạm vi sau:
- Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với hàng hóa kể từ khi bắt đầu vận chuyển cho đến khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển ở bước cuối cùng.
- Được bảo vệ trong mọi phạm vi ở cả trong nước và toàn thế giới.
- Được bảo vệ trên mọi hình thức vận chuyển hiện tại ở Việt Nam.
- Quá trình lưu kho tạm thời làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng được bảo hiểm bảo vệ.
- Mức độ rủi ro và bồi thường sẽ được quy định theo giá trị hàng hóa và quy định của các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bảo hiểm hàng hóa an toàn mà bạn cần phải nắm được để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của hàng hóa cho doanh nghiệp mình trong quá trình vận chuyển. Lưu thông hàng ngày. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại hình bảo hiểm này bạn có thể truy cập theo trang web https://bhhk.com.vn
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì phát sinh rủi ro mà bảo hiểm mới xuất hiện. Nếu bạn thực sự muốn lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất thì bạn cần biết những loại rủi ro có thể xuất hiện. Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm nào được hỗ trợ và loại nào không được hỗ trợ khi xảy ra.
Để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp, bạn cần phải biết các rủi ro có thể xảy ra
Trước khi bạn tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm. Bạn cần phải hiểu rõ, rủi ro là gì và nguyên nhân nào nó xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.
Nói đến rủi ro mọi người thường nghĩ ngay đến những điều không may mắn, không tốt lành, không tốt đẹp. Điều này không sai nhưng chưa thực sự chính xác hoàn toàn.
"Rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Nó gây ra hậu quả, để lại thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng."
Ví dụ về các loại rủi ro trong bảo hiểm: Khi bạn lái xe trên đường. Mặc dù lái rất tập trung, lái đúng làn đường, đúng tốc độ quy định, nhưng tỷ lệ bạn bị tai nạn vẫn có thể xảy ra do sự vô tình hay cố ý từ những người tham gia giao thông khác. Đây chính là rủi ro mà bạn sẽ gặp phải mà không mong muốn, không lường trước được và nó xảy ra một cách khách quan.
Bản thân cần hiểu rõ nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể đến từ một trong hai yếu tố sau:.
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ chính bản thân bạn nhưng không phải do cố ý. Nó xảy ra do bạn thiếu hiểu biết hoặc không nhận thức hoặc bất cẩn gây lên.
Là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong bảo hiểm từ những yếu tố khách quan mà chúng ta không kiểm soát được. Ví dụ:
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro dù là khách quan hay chủ quan đều để lại những hậu quả mà bạn không thể lường trước được. Điều bạn quan tâm thực sự bây giờ là phải nắm được cách thức để phân tích mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra với bạn.
Bạn cần nghiên cứu, phân tích những rủi ro có thể xảy ra với bạn
Để đánh giá được mức độ rủi ro, đầu tiên bạn cần phải phân tích được những rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình sống, học tập và lao động. Với mỗi rủi ro, bạn cần phân tích được hai yếu tố sau:
Thứ nhất, tần suất xuất hiện rủi ro đó như thế nào?
Tần suất là số lần xảy ra một việc gì đó trong một đơn vị thời gian. Để đánh giá mức độ rủi ro, bạn cần phải phân tích rủi ro này sẽ xuất hiện với tần suất thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó bạn sẽ có phương án đề phòng hoặc chuẩn bị trước khi rủi ro đó xảy đến. Thông thường có bốn mức đánh giá tần suất xuất hiện của rủi ro: Thường xuyên xảy ra, thỉnh thoảng xảy ra, hiếm khi xảy ra và không bao giờ xảy ra.
Phân tích rủi ro giúp bạn có những phương án đề phòng hoặc chuẩn bị trước
Thứ hai, mức độ nghiêm trọng của rủi ro ra sao?
Sẽ không hoàn toàn tối ưu, nếu chỉ đề phòng những rủi ro mà tần suất của nó xảy ra thường xuyên. Bởi sẽ có những rủi ro rất hiếm khi xảy ra. Nhưng một khi đã xảy ra, rủi ro đó để lại những hậu quả nặng nề. Nên bước tiếp theo sau khi đánh giá tần suất xuất hiện của rủi ro, bạn cần phải đánh giá hậu quả, tổn thất để lại của nó ra sao.
Thông thường có 5 mức để đánh giá mức độ nghiêm trọng: Mức độ đặc biệt nghiêm trọng, mức độ rất nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng, mức độ ít nghiêm trọng và mức độ không nghiêm trọng
Phân tích chi tiết về từng loại rủi ro trong cuộc sống
Do vậy, để đánh giá mức độ rủi ro, bạn cần phải xây dựng một bảng đánh giá ví dụ như sau:
Rủi ro sẽ để lại nhiều loại tổn thất tùy theo mức độ
Việc đánh giá được mức độ rủi ro khi xảy ra, bạn sẽ biết cách ứng phó, đề phòng và xây dựng phương án phù hợp giảm thiểu tối đa được hậu quả, thiệt hại khi mà rủi ro không may xảy đến.
Xem thêm: Thẩm định bảo hiểm là gì?
Khi rủi ro xảy ra, tuỳ từng mức độ mà nó sẽ để lại những tổn thất nhất định cho chúng ta. Tùy theo tính chất mà chúng ta chia tổn thất đó thành các dạng như sau:
Loại tổn thất này có thể đo lường được có thể sửa chữa, khôi phục và thay thế. Thông thường, các công ty bảo hiểm dễ dàng chấp nhận bảo hiểm những loại thuộc tổn thất này. Bởi mọi tổn thất ở dạng này có thể bù đắp được.
Đây là loại tổn thất khó đo lường bằng tài chính, khó khắc phục và khó bù đắp lại được. Ví dụ như mất đi người thân hay mất đi một vật quý giá,... Với những loại tổn thất này, công ty bảo hiểm thường không đứng ra nhận bảo hiểm
Rủi ro dẫn tới tổn thất về tinh thần
Đây cũng là dạng tổn thất không thể đo lường, không thể lượng hoá được bằng tài chính. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm và người sử dụng bảo hiểm có thể thương lượng về số tiền bảo hiểm sẽ trả để hỗ trợ khi xảy ra tai nạn, thương tật, thiệt mạng,... Mức độ tổn thất về tính mạng và sức khoẻ có thể lượng hoá dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động để quy đổi ra mức tài chính được bảo hiểm.
Ngoài ba loại tổn thất trên, chúng còn được phân loại thành tổn thất không đáng kể và tổn thất quá lớn mà không thể đánh giá được. Nếu bạn gặp tổn thất không đáng kể, bạn có thể tự khắc phục mà không phải thông qua công ty bảo hiểm. Nếu gặp tổn thất quá lớn vượt quá khả năng của công ty bảo hiểm, họ sẽ từ chối nhận. Dạng tổn thất này sẽ được xử lý bằng các biện pháp của Chính phủ hoặc của xã hội.