Phương Ngữ

Phương Ngữ

Tư vấn tận tâm, nhiệt tình: Trung tâm sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của học viên một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Tư vấn tận tâm, nhiệt tình: Trung tâm sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của học viên một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Mối liên hệ với tiếng Việt-Mường cổ và tiếng Việt trung đại

Cũng như các phương ngữ khác trong vùng phương ngữ Trung, phương ngữ Thanh Hóa còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt.[1]

Sau khi phân ly khỏi tiếng Việt–Mường cổ, tiếng Việt và tiếng Mường có nhiều thay đổi. Ví dụ vần âu trong tiếng Việt tương ứng với vần u trong tiếng Mường: bâu/bu, trâu/tlu, dâu/du, nâu/nu. Trong trường hợp nêu trên, phương âm Thanh Hóa lại giống với tiếng Mường, nói cách khác tiếng Thanh Hóa còn giữ được nhiều chứng tích của tiếng Việt-Mường cổ. Một trường hợp khác, tiếng Việt có nước, lưới, lưỡi, lửa … thì tiếng Mường có nác, lái, lãi, lả và tiếng Thanh Hóa là nác, lứi, lửi, lả. Ở Thanh Hóa có câu tục ngữ khôn ăn nác, dại ăn xác.[37]

Nhiều nơi ở Thanh Hóa vẫn còn đọc ôi là un (chổi/chủn), ai đọc như an (vai/ban), ay đọc như ăn (cày/cằn), ây đọc như ân (cấy/cấn). Những cặp vần này từng vẫn được dùng trong tiếng Việt trung đại qua cách gieo vần trong thơ Nguyễn Trãi.[38]

Trong tiếng Mường, băn có nghĩa là bay trong tiếng Việt[28] và tại một số thổ ngữ ở Thanh Hóa, người ta vẫn nói chim băn (chim bay), đặc biệt là lớp người cao tuổi.

Một số đại từ nhân xưng trong phương ngữ Thanh Hóa rất gần với tiếng Mường: ún (em), cố (cụ), mậu (bà), dá (mình).[34]

Sự gần gũi giữa phương ngữ Thanh Hóa của tiếng Việt với tiếng Mường cũng tùy thuộc vào tương quan địa lý. So sánh:

Roọc tiếng Mường là cánh đồng sâu, làng Đồng Pho nay thuộc xã Đông Hòa, thành phố Thanh Hoá, làng Phúc Ấm trước thuộc xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, nay thuộc xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn.

Rọc Rầu là cánh đồng sâu tên Rầu ở gần cầu Lộc Xá, đều thuộc huyện Quảng Xương,[39] là huyện ven biển, khá xa khu vực cư trú của người Mường ở Thanh Hóa.

Một số vùng ở Thanh Hóa sử dụng danh từ tẩng tương ứng với từ nôm cổ là đẳng (theo quy luật chuyển âm đ thành t).[37] Đẳng (chữ Hán: 桌, Hán Việt: trác) là chiếc bàn vuông, thấp có thể dùng làm ghế ngồi, thành ngữ có câu: Trứng để đầu đẳng.[37]

Các yếu tố cổ còn giữ lại trong phương ngữ Thanh Hóa như:[32]

Theo Đỗ Tiến Thắng, trong hiện tượng /v/ hay /V/ (một âm hai môi gần với /v/ ở nhiều thổ ngũ Mường (Mường Vang, Mường Sơri, Mường Rặc) tương ứng với /m/ Việt thì: ở tiếng Mường, do tiếp xúc yếu với Hán mà vẫn lưu giữ /v/ của thời Proto Việt–Chứt, còn ở tiếng Việt toàn dân, do tiếp xúc mạnh với tiếng Hán mà số có tiền thân là /v/ bị đồng quy thành /w/để rồi lại thành /v/ (ví dụ: váy, vịt, vòi, voi); số có tiền thân là /m/ (giống như Hán) bị xát hóa thành /v/ (ví dụ: mách/vách, mú/vú, mấu/vấu) (diễn biến này tương tự quy luật phân đôi của "m" tiếng Hán thượng cổ). Trong khi đó, ở bộ phận tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán ít hơn như phương ngữ Thanh Hóa, số có tiền thân là /m/ tiếp tục tồn tại cho đến tận ngày nay.[22]

Cũng theo Đỗ Tiến Thắng, sự tương ứng /k/ (đi kèm với /-w/) trong phương ngữ Thanh Hóa với /v/ trong tiếng Việt toàn dân cũng có cùng quy luật như sự tương ứng giữa tiếng Mường với tiếng Việt: khường quac ~ khuân vác; quac cui ~ vác củi; quái ~ quải("vãi"); quái mã ~ gieo mạ ("vãi mạ", "vản mạ"); thậm chí cùng quy luật với sự tương ứng giữa tiếng Khmer Campuchia với tiếng Việt: kpăs ~ vảy; kbên ~ quấn, vấn, bện; kvơ ~ vơ; kvich kvo ~ vẹo vọ; krolo ~ vò (nắm).[22]

Ảnh hưởng tới các phương ngữ khác

Năm 1471, nhiều người Thanh Hóa và Nghệ An theo vua Lê Thánh Tông nam tiến, đã khai phá đất đai và lập làng mới, góp phần tạo nên phương ngữ Nam Trung Bộ, đặc biệt là phương ngữ Quảng Nam – Đà Nẵng đặc sắc. Một số làng xã có địa hình hiểm trở, cho đến nay vẫn giữ giọng Thanh Hóa, ví dụ bên kia đèo Le của Quế Sơn, nơi có những làng mà tổ phụ là người Thanh Hóa. Do ít có sự giao lưu ngôn ngữ nên có những âm rặt của người Thanh còn được giữ lại dù bà con đã sống giữa lòng Quảng Nam trên 500 năm.

Trong các thế kỉ tiếp theo, dân Thanh Hóa theo chúa Nguyễn vào Nam Trung Bộ, góp phần tạo nên tiếng nói đặc trưng của vùng này.[40] Cách "nói díu" ông ấy – ổng, bà ấy – bả, ngoài ấy – ngoải của các phương ngữ từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào cũng có nguồn gốc từ phương ngữ Thanh Hóa.[41]

Một ví dụ về liên hệ giữa phương ngữ Thanh Hóa với vùng phương ngữ Nam: Quả dứa trong vùng phương ngữ Bắc tương ứng với trấy thơm trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ và trái gai trong vùng phương ngữ Nam,[42] còn ở phương ngữ Thanh Hóa, nó là trấy gai, trấy dứa gai.

Thổ ngữ ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch ở phía bắc Quảng Bình có nhiều điểm giống các thổ ngữ ở Thanh Hóa và bắc Nghệ An.[43]

Cũng như phương ngữ Nghệ Tĩnh, phương ngữ Thanh Hóa được coi là một hệ thống biến thể khá hoàn chỉnh của tiếng Việt, với những biến âm tương đối đều đặn và một hệ thống đại từ cũng khá hoàn chỉnh.[44] Tính hệ thống và có quy luật giúp cho phương ngữ Thanh Hóa tồn tại trong suốt thời gian vừa qua giữa các vùng phương ngữ lớn phía bắc và phía nam địa dư của nó.

Tuy vậy, ngày nay, cùng với xu thế hòa nhập chung, sự giao lưu về văn hóa và kinh tế giữa các vùng miền đã dẫn đến hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là các thổ ngữ nhỏ đang dần bị giải thể[45] để hình thành một phương ngữ Thanh Hóa ngày càng đồng nhất hơn. Xu hướng thứ hai là phương ngữ Thanh Hóa ngày càng xích lại gần tiếng Việt phổ thông, hay nói chính xác hơn là gần với phương ngữ Hà Nội. Ví dụ hiện nay có xu hướng hòa nhập các phụ quặt lưỡi và không quặt lưỡi (ví dụ tr với ch) như phương ngữ Bắc[46] tại các vùng như Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, nơi trước đây phân biệt rõ hai loại phụ âm này.

Đặc biệt, ở các đô thị như thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và các thị trấn, các đặc thù địa phương trong ngôn ngữ càng giảm đi trên con đường hình thành các bán phương ngữ. Trên thực tế, thanh niên, học sinh và trí thức ở Thanh Hóa cũng như ở Vinh nói một ngôn ngữ gần với Hà Nội cả về vần lẫn thanh điệu.[47]

/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trong những năm gần đây, ngoại ngữ đã và đang trở nên phổ biến trong thời kì hội nhập và phát triển, không thể không nhắc đến ngôn ngữ Hàn. Văn hoá Hàn Quốc từ trong phim ảnh cho đến thời trang đều luôn được giới trẻ săn đón và Hàn Quốc dần trở thành một điểm đến hấp dẫn để học tập và làm việc. Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên tốt đẹp, phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, điều đó trở thành điều kiện thuận lợi cho những ai có mong muốn sang Hàn Quốc học tập, sinh sống và làm việc.

Đội ngũ Giáo viên đầy kinh nghiệm của Đông Phương

Trước tình hình phát triển ngày càng mạnh của ngôn ngữ Hàn trên nền tảng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển tốt đẹp, trung tâm du học Hàn ngữ Đông Phương học đã ra đời vào tháng 8 năm 2017. Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền giáo dục xuất sắc trong khu vực Châu Á nên khi du học sinh du học trở về nước sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong tình trạng khó kiếm việc như hiện nay.

Nắm bắt được tình hình này cùng với sự đồng nhất của ý kiến của nhiều bậc phụ huynh học sinh, trung tâm quyết định xây dựng ý tưởng kinh doanh với mong muốn đáp ứng được nhu cầu học tập, giao lưu ngôn ngữ, văn hoá, v.v. cho những sinh viên, học sinh có nguyện vọng học tập và làm việc tại xứ sở Kim Chi.  Dưới sự lãnh đạo của thầy Võ Sang – người đã từng du học và sinh sống tại Hàn, trung tâm đã giúp hàng ngàn học sinh, sinh viên có nhu cầu học tập và làm việc taị Hàn Quốc có thể thực hiện được nguyện vọng của mình. Trung tâm Hàn ngữ Đông Phương hoạt động trong hai lĩnh vực chính là chuyên đào tạo tiếng Hàn, đặc biệt, trung tâm phát triển rất mạnh trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc.

Đội ngũ nhân viên tại Đông Phương

Tuy là trung tâm đi sau nhưng trung tâm Hàn ngữ Đông Phương học từng bước cố gắng nổ lực để nâng cao chất lượng dạy và học, trong tương lai gần nhất sẽ có thể trở thành một trong những trung tâm chuyên đào tạo du học uy tín ở Việt Nam. Sau 7 năm hoạt động, hiện ngoài thế mạnh là đào tạo tiếng Hàn và tư vấn du học tại Hàn Quốc. Đông Phương còn giảng dạy thêm tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh và thực hiện các dịch vụ tư vấn du học tại Nhật Bản, Đài Loan. Với đội ngũ giảng viên, chuyên gia tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn du học, những năm qua đơn vị đã giúp cho hàng ngàn bạn trẻ thực hiện được ước mơ học tập và phát triển nghề nghiệp của mình.

Ngoài ra, để đáp ứng cho nhu cầu học tập và phát triển nghề nghiệp ngày càng đa dạng của học viên, trung tâm cũng tăng cường hợp tác với các đơn vị đào tạo uy tín tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Cụ thể, mới đây đơn vị đã có buổi trao đổi, làm việc với đại diện Trường Cao đẳng nghề Strategix của Úc nhằm tiến tới việc ký kết, hợp tác sâu rộng giữa hai đơn vị để đưa học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại Úc.

Thời gian tới, Đông Phương sẽ tiếp tục tìm kiếm và mở rộng cơ hội hợp tác với nhiều trường tại Úc, Mỹ và các quốc gia tại châu Âu để mang đến nhiều cơ hội học tập, làm việc tốt hơn cho các bạn trẻ tại Việt Nam

Trụ sở cũ tại khu CityLand Gò Vấp

Trụ sở mới tại Phan Văn Trị, quận Gò Vấp