Tỉnh/thành nào của nước ta được mệnh danh là Tây Đô?
Tỉnh/thành nào của nước ta được mệnh danh là Tây Đô?
Để đến được bản Phố, bạn phải đi qua những cung đường uốn lượn, sát với sườn núi Hoàng Liên tầm 4km sẽ đến được với bản Phố. Ngay dưới con đường là lung lũng một màu xanh ngát của ngô, của lúa, bên đường lại là những khoảng rừng mận Tam hoa lúc lỉu những quả là quả, trĩu nặng cả cành.
Ngay từ xa đã nhìn thấy bản Phố tựa như một bức tranh thủy mặc – đẹp và vô cùng sinh động. Trong màu xanh bao la của ngàn núi vạn rừng những nếp nhà nhỏ xinh của người H’Mông như những chiếc tổ chim nép mình vào sườn núi.
Bản Phố, Lào Cai đã từ lâu đã là nơi sinh sống của bao thế hệ người H’Mông với khoảng hơn 500 hộ có tổng trên 3.000 nhân khẩu. Những ngôi nhà của người H’Mong là nhà trệt với kiến trúc theo lối xứ lạnh. Những ngôi nhà được xây ở trên cao, bám vào sườn núi, vách đá, nền nhà sẽ thấp hơn và cũng kín gió hơn. Nguyên, vật liệu xây dựng chủ yếu là từ gỗ, luôn có một lò sưởi được đặt trong nhà, dùng cho nấu nướng và sưởi ấm cả căn nhà.
Người H’Mong lấy thực phẩm từ những nương rẫy canh tác theo kiểu du canh, từ những ruộng bậc thang lúa nước, trồng lanh dệt vải, trồng những cây thuốc. Sản phẩm thủ công của người H’Mong độc đáo nhất phải kể đến món “rượu ngô Bản Phố” – những ly rượu đã nổi danh nhiều nơi.
Rượu bản Phố không cần những quá trình phức tạp tuy nhiên để tạo ra hương vị đúng chuẩn bản Phố thì chỉ có nơi đây mới làm được. Theo những người dân nơi đây, để có được một ly rượu bản Phố thơm ngon trước tiên phải dùng ngô được trồng và phát triển ở đây ngâm cùng với nước suối ở Hang Dể để trong sương lạnh. Không chỉ vậy phần men rượu phải được làm từ hạt hoa hồng my – loài hạt gần giống hạt kê nhưng có mùi thơm vô cùng đặc biệt, được trồng xen kẽ trên nương ngô.
Sau khi ủ kỹ ngô được cho vào nồi hấp và cuối cùng thành quả là những ly rượu hơi ánh vàng, thơm lừng mùi ngô lại rất êm. Ngày nay rượu ngô đã trở thành một đặc sản nổi tiếng trên mọi miền đất nước và nghề nấu rượu đã trở thành nghề làm nên thu nhập của nhiều hộ dân nơi đây.
Xem thêm: Chợ tình Sapa – Nét đẹp văn hóa của vùng núi Tấy Bắc
Đến với bản Phố bạn còn được thưởng thức món thịt xông khói của rượu ngô thơm ngon vô cùng và cả món mèn mén, thắng cố trứ danh. Ngoài ra còn có những giỏ mận tươi rói, ngon ngọt của dân bản hái về còn đẫm sương mai sẵn sàng cho bạn thưởng thức.
Nếu đến đây vào dịp lễ tết bạn còn được thưởng thức điệu múa của những cô gái người H’Mong cùng những câu hát giao duyên, những tiếng khèn, đàn môi vang lên dìu dặt, tha thiết, vang vọng cả một góc rừng.
Trong cái tiết trong trẻo của sáng sớm vùng cao, còn gì bằng thưởng thức những ly rượu, nhâm nhi những miếng thịt gác bếp ngọt dai và nghe điệu khèn “Ai đi bản Phố, ai về tới Sima, rượu ngô cùng thưởng, nhớ Tây Bắc, nhớ người H’Mong ta,…”
Nếu có dịp khám phá khu vực Lào Cai ngoài du lịch Sapa bạn hãy một lần đến với bản Phố để thưởng thức những đặc sản có một không hai nơi đây, đồng thời tha hồ hít hà cái không khí trong lành, mát lạnh của vùng cao để cảm nhận hết được vẻ đẹp núi rừng tây bắc.
Du khách tham quan Hải Vân Quan, điểm đến mới hiện đang mở cửa miễn phí - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Liên quan đến việc ước tính tổng doanh thu du lịch dịp lễ, đại diện Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết hiện nay việc tính toán tổng thu từ khách du lịch được áp dụng theo công thức quy định tại thông tư 16/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn được hiểu là tổng số tiền chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa) đến địa phương đó.
Tổng chi tiêu của khách du lịch đến địa phương bao gồm cả chi tiêu cá nhân, chi theo đoàn, theo tour... trong thời gian ở tại địa phương.
Hiện công thức tính: Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn = Tổng chi tiêu của khách quốc tế đến địa phương + Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa tại địa phương.
Trong đó, tổng chi tiêu của khách quốc tế đến địa phương = Tổng chi tiêu của khách quốc tế đến có nghỉ qua đêm tại địa phương + Tổng chi tiêu của khách quốc tế du lịch trong ngày tại địa phương.
Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa tại địa phương = Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm + Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa đi trong ngày tại địa phương.
Tổng chi tiêu của từng nhóm khách được xác định theo công thức: Tổng chi tiêu = Tổng số khách x Chi tiêu bình quân một lượt khách.
Một điểm đến được làm mới có lượng khách tăng nhiều lần so với dịp lễ năm ngoái - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Theo Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, chi tiêu bình quân một khách được xác định qua các cuộc khảo sát, điều tra chi tiêu khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn.
"Tất nhiên đây là con số tương đối vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố để tính ra con số chung" - đại diện sở này đánh giá.
Sau đợt nghỉ lễ 2-9 vừa qua, nhiều tỉnh thành lần lượt công bố thông tin về tình hình du lịch tại các địa phương, trong đó có số tổng doanh thu.
Như đợt lễ vừa qua tỉnh Thừa Thiên Huế đón 130.000 lượt khách đến tham quan, có tổng thu du lịch 132 tỉ đồng.
Trong khi đó Đà Nẵng đón khoảng 308.000 lượt du khách với tổng doanh thu du lịch đợt này là 1.200 tỉ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là điều bình thường. Anh Trần Thiện, phụ trách văn phòng một hãng lữ hành thuộc Hội Lữ hành thành phố Đà Nẵng, cho rằng mức chi tiêu của từng nhóm khách cũng chỉ tính ở mức tương đối.
Theo anh Thiện, tùy theo mức sống tại các địa phương mà mức chi tiêu của khách có sự khác biệt.
Đó là chưa kể việc chi tiêu của du khách không giống như người dân chỉ đơn thuần là ăn uống mà còn chi tiêu cho các dịch vụ điểm đến, đi lại…
"Hiện nay có một số địa phương ở miền Trung ước tính chi tiêu bình quân một lượt khách/ngày khoảng 1 triệu đồng. Tuy nhiên với những điểm đến đặc biệt con số chi tiêu 1 triệu đồng này chỉ tương đương tiền vé vào cửa tham quan" - anh Thiện nói.
Theo anh Thiện, tùy theo thành phần khách mà xu hướng chi tiêu khác nhau. Đặc biệt là nhóm khách nước ngoài có khách theo xu hướng du lịch trải nghiệm, có khách du lịch theo xu hướng tận hưởng, nghỉ dưỡng…
"Khách đến từ nhiều quốc gia thường có sự khác biệt lớn trong việc xài tiền, văn hóa "tip" và có sự lựa chọn điểm đến khác nhau" - anh Thiện phân tích.
Sau mỗi đợt cao điểm du lịch, các con số thống kê du lịch của các địa phương lại được đem ra bàn cãi. Vậy con số thống kê này được tính như thế nào?