Theo tờ Malay Mail, tiền đạo Faisal Halim bị kẻ lạ mặt tạt axit trong một trung tâm thương mại ở thung lũng Klang. Vụ việc này khiến chân sút của ĐT Malaysia và CLB Selangor bị bỏng cấp độ 2.
Theo tờ Malay Mail, tiền đạo Faisal Halim bị kẻ lạ mặt tạt axit trong một trung tâm thương mại ở thung lũng Klang. Vụ việc này khiến chân sút của ĐT Malaysia và CLB Selangor bị bỏng cấp độ 2.
Malaysia sẽ chia ra nhiều chương trình khác nhau, cụ thể là:
Học phí cho các chương trình tại Malaysia:
Malaysia là quốc gia có mức sống không quá cao, tương đương tại Hồ Chí Minh của Việt Nam. Thông thường, chi phí du học Malaysia của mỗi sinh viên quốc tế sẽ chi tiêu từ 350 – 450 USD/ tháng cho các chi phí cơ bản như:
Ngoài các phí từ trường thì các bạn cũng sẽ thêm những phí liên quan đến visa trong quá trình làm hồ sơ, như là:
Bên cạnh đó, khi các bạn đến với du học Việt Phương thì còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía công ty tư vấn du học uy tín tại Việt Nam, thì sẽ được hoàn toàn Miễn Phí dịch vụ và còn có thể săn nhanh được các mức học bổng từ các trường Đại học/Cao đẳng ở Malaysia.
Cập nhật thông tin mới nhất về Chương Trình du học Malaysia TẠI ĐÂY
Hệ thống giáo dục tiêu chuẩn và chất lượng cao nhất nhì tại Châu Á. Malaysia luôn được đánh giá cao về chất lượng giáo dục của mình. Chính phủ và ngành giáo dục không ngừng nỗ lực đưa nền giáo dục nước này đến với thế giới. Những khoản ngân sách lớn được bỏ ra nhằm mục đích đưa những kiến thức, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới đến với sinh viên học tập tại Malaysia.
Các trường Đại học/Cao đẳng và những cơ sở giáo dục của nước này không chỉ chú trọng vào việc đào tạo sinh viên trong nước, những năm gần đây thông tin về các trường đại học của Malaysia đang được đưa đến gần hơn với các sinh viên quốc tế và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các du học sinh tương lai, đặc biệt các sinh viên đến từ các nước Châu Á.
Bằng cấp có giá trị trên toàn thế giới, được cấp bằng từ Anh/Úc/ Mỹ/ Canada….nhưng chi phí thì lại vô cùng hợp lý, giúp các bạn sinh viên quốc tế tiết kiệm được các khoản chi phí khi đi du học.
Malaysia là một đất nước công nghiệp mới, đã vượt qua các đối tác đang phát triển. Malaysia là một trong những nước có cơ sở hạ tầng phát triển nhất ở châu Á với các thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, hệ thống viễn thông tiên tiến, khuôn viên đại học và trang thiết bị đẳng cấp thế giới.
Thủ tục làm visa vô cùng là đơn giản. Tất cả các đơn xin cho nhập cảnh của du học sinh được thực hiện bởi các tổ chức giáo dục ở Malaysia.Cơ quan di trú quá trình nhập cư Malaysia sẽ xử lý hồ sơ, phê duyệt giấy phép và nhập cảnh hoặc visa của du học sinh.
Môi trường sống và văn hóa tại Malaysia rất là hiện đại và năng động, và nhộn nhịp. Sinh viên quốc tế được hưởng lợi từ những kinh nghiệm học tập tại Malaysia thông qua việc tiếp xúc với các nền văn hóa và truyền thống của một quốc gia đa chủng tộc, rất có giá trị và không dễ dàng tìm được ở những nơi khác.
Malaysia là một miền đất hứa cho ước mơ và mọi hoài bảo của các bạn được thực hiện một cách thật tốt nhất. Nếu các bạn còn thắc mắc và cần tìm hiểu về chương trình du học tại Malaysia, thì hãy nhanh tay liên hệ đến số Hotline 0901 39 89 77 để được tư vấn viên của Du học Việt Phương tư vấn miễn phí ngay nhé.
Sứ mệnh trở thành một trong những trung tâm tập trung của hệ thống giáo dục quốc tế. Cùng với nỗ lực không ngừng của chính phủ Malaysia trong đầu tư và đổi mới nền giáo dục. Du học Malaysia là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho những ai đang nuôi giấc mơ du học. Nếu bạn đã chọn Malaysia làm điểm đến cho mình thì hãy đừng quên những ngành học khi du học Malaysia đang là thế mạnh của quốc gia này.
Hiện tại, giáo dục Malaysia đang giữ vị trí cao trong khu vực Đông Nam Á nhưng với mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ nước này là chưa dừng lại ở đó. Với chiến lược giáo dục đại học mới (the Blueprint 2015 -2025) Malaysia đang nỗ lực để trở thành một trung tâm giáo dục bậc cao của thế giới.
Giáo dục đại học là cốt lõi của thước đo thành công cho công việc sau này, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng đến giáo dục bậc Đại học và sau Đại học nên có thể thấy các chương trình giáo dục Đại học ở Malaysia trong những năm gần đây đặc biệt được nâng cấp và cải tiến về chất lượng lẫn phương thức giáo dục sao cho không chỉ đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong nước mà còn thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập tại Malaysia.
Với những thế mạnh đặc thù trong nền kinh tế, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên, Malaysia đặc biệt đầu tư chuyên sâu và chất lượng các ngành Tài chính – kế toán, công nghệ thông tin, khối ngành Xây dựng – kiến trúc, cơ khí và dầu khí. Triển vọng nghề nghiệp các ngành này tại Malaysia được đánh giá khá cao so với các ngành nghề khác. Cùng Megastudy lí giải điều này nhé!
1. Du học Malaysia ngành Tài chính – Kế toán Trong năm gần đây, ngành Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành đang cần rất nhiều nhân lực nhưng trên thực tế thì thị trường vẫn chưa đáp ứng đủ. Với mức lương khởi điểm cho một nhân viên Kế toán tại Việt Nam là 8,000,000 VND/ tháng có thể nói là khá cao so với mặt bằng của các ngành nghề khác.
Nhưng với việc nắm trong tay các chứng chỉ quốc tế về Kế toán và kiểm toán chuyên nghiệp như CAT hay ACCA tại Malaysia thì cơ hội bạn tìm được một công việc mới mức lương cao hơn là hoàn toàn khả thi. Viện Kế toán viên Malaysia (MIA – Malaysian Institute of Accountants) hay MICPA (Malaysian Institute for Certified Public Accountants) nhằm dành cho những người trong nghề hoặc các kế toán viên tương lai. Ngoài ra, Malaysia được xem là một trong những cơ quan tài chính quan trọng khu vực Đông Nam Á, điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu nghề nghiệp cho ngành Kế toán tại quốc gia này khá cao, cho nên nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán và có kinh nghiệm làm việc tại Malaysia thì quả thật đó là một bệ phóng tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn sau này. 2. Du học Malaysia các ngành liên quan đến Kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng Là một trong những quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quê hương của tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng thế giới thì sẽ không có gì là ngạc nhiên khi nói các nhóm ngành liên quan đến Kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng là những ngành thế mạnh tại Malaysia.
Sinh viên theo học nhóm ngành này tại Malaysia sẽ có cơ hội vừa được rèn luyện những kiến thức lý thuyết về chuyên môn cũng như những kiến thức thực tiễn đã đang và sẽ được áp dụng vào thực tế nhằm xây dựng một đất nước Malaysia càng ngày càng có nhiều công trình hoành tráng hơn.
3. Du học Malaysia ngành Truyền thông và phương tiện đại chúng Đây là nhóm ngành dành cho những bạn có tính cách hướng ngoại, thích giao tiếp và thích di chuyển. Nhóm ngành về truyền thông và phương tiện đại chúng giảng dạy tại Malaysia được liên kết với các trường Đại học danh tiếng trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc… điều này giúp cho sinh viên có thể nhận được bằng cấp có giá trị toàn cầu.
Trong quá trình học, bạn sẽ được thực tập tại các công ty lớn tại Malaysia hoặc các nước khác. Với vốn kiến thức chuyên môn được trang bị kỹ càng cộng với kinh nghiệm làm việc đa quốc gia sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc toàn cầu, mở đường cho bạn nhằm đạt được những vị trí mơ ước trong công việc.
4. Du học Malaysia ngành công nghệ thông tin, Thương mại điện tử Với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh, nền kinh tế số sẽ góp phần làm tăng khoảng 1,4% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia. Cơ sở hạ tầng logistics tốt sẽ tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Đến năm 2020, khu vực thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng lên đến 114 tỷ RM. Điều này phù hợp với định hướng đưa Malaysia trở thành trung tâm logistics hàng đầu của ASEAN và cửa ngõ logistics từ thế giới vào châu Á.
Hơn nữa, việc hợp tác giữa chính phủ Malaysia và tập đoàn thương mại điện tử Alibaba tại Trung Quốc thành lập trung tâm thương mại điện tử lớn nhất thế giới vào cuối năm 2017, đã một lần nữa khẳng định vị trí của ngành này đối với sự phát triển về kinh tế của Malaysia. Từ đó dẫn đến việc số lượng sinh viên quốc tế lựa chọn học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Thương mại điện tử tại Malaysia ngày một tăng, nhằm đáp ứng cho nhu cầu nhân lực ngày một cao của thị trường này.
5. Du học Malaysia Ngành kỹ sư cơ khí Trong quá trình công nghiệp, ngành cơ khí là ngành giữ vai trò chủ đạo của mỗi quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, cơ khí như đang bị lãng quên và hiệu suất công nghiệp chúng ta đang thua kém xa các nước trong khu vực. Nguồn nhân lực trình độ cao không đáp ứng được hết nhu cầu trong nước. Kĩ sư cơ khí lại là một trong những ngành học khi du học Malaysia mạnh nhất. Kết hợp giữa nhu cầu nhân sự trong nước và thế mạnh đào tạo của giáo dục Malaysia thì ngành cơ khí là ngành học khi du học Malaysia không thể bỏ qua của du học sinh
Cơ hội việc làm rộng mở trong nhiều lĩnh vực như chế tạo, sửa chữa bảo trì máy móc tại các công ty sản xuất, sửa chữa ô tô. Nền tảng khoa học quốc tế, thực hành bằng những trang thiết bị hiện đại. Cơ hội việc làm rộng mở giúp cho sinh viên quốc tế có cách tiếp cận thực tế. Là bước chuẩn bị hoàn hảo cho công việc tương lai.
6. Du học Malaysia ngành kỹ sư dầu khí Hiện nay, kỹ sư dầu khí là một trong những ngành học ở Malaysia được lựa chọn nhiều nhất, khá nhiều công ty dầu khí nổi tiếng thế giới đặt văn phòng đại diện tại Malaysia. Điển hình là tập đoàn dầu khí BP của Anh Quốc đã có mặt tại Malaysia cách đây hơn 40 năm và kể từ đó đã trở thành một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới. Ngoài ra, những ‘ông trùm’ khác như Shell hay Esso đã và đang là nguồn đầu tư khá lớn vào ngành công nghiệp dầu khí của quốc gia này.
Chính vì vậy mà cơ hội tìm việc làm cũng như nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư là khá lớn và đặc biệt là nhân viên ngành học này ở Malaysia được hưởng mức lương khá cao. Ngành công nghiệp dầu khí là động lực thúc đẩy chính trong nền kinh tế Malaysia. Tính đến thời điểm thời điểm hiện tại thì Malaysia lưu trữ được khoảng hơn 25 tỷ thùng dầu, chiếm 1,2% lượng trữ khí đốt tự nhiên trên thế giới. Chính phủ Malaysia đang tăng cường sự phát triển sản xuất dầu mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
7. Du học Malaysia ngành Marketing Marketing là ngành cực kì triển vọng tại các quốc gia phát triển trên thế giới và Malaysia cũng không phải ngoại lệ. Sinh viên quốc tế đến Malaysia học chuyên ngành này cũng có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Bên cạnh chất lượng đào tạo bậc nhất Châu Á, sự phát triển của các doanh nghiệp tại quốc gia này cũng là một trong những yếu tố níu chân du học sinh, khiến cơ hội nghề nghiệp của họ trở nên rộng mơ hơn nhiều.
Trên đây là 7 ngành học thế mạnh tiêu biểu tại Malaysia, nếu bạn đang có ý định theo đuổi một trong những ngành học này thì đừng quên một ứng cử viên sáng giá là đất nước Malaysia nhé!
Dưới đây là một số lưu ý về các quy định và tiêu chuẩn mà bạn nên biết khi lập kế hoạch kinh doanh tại Malaysia.
• Chính phủ Malaysia (GOM) có một hệ thống cấp phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng, bao gồm cả vũ khí, vật liệu nổ; xe có động cơ; thiết bị xây dựng hạng nặng; một số loại thuốc và hóa chất nhất định; nhà máy; gỗ; đất; quặng tin, xỉ hoặc các chất cô đặc; và các loại thực phẩm thiết yếu. Malaysia cũng có một hệ thống cấp phép xuất khẩu cho một số mặt hàng cụ thể như hàng dệt may, cao su, gỗ, và dầu cọ.
• Thịt gia súc và gia cầm nhập khẩu được quản lý thông qua việc cấp giấy phép và các biện pháp kiểm dịch. Tất cả thịt bò, thịt cừu, và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu khác phải có nguồn gốc từ các cơ sở đã được phê duyệt là đạt tiêu chuẩn giết mổ của ngườiHồi giáo (Halal) bởi nhà chức trách Malaysia.
• Malaysia không tham gia Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, do đó các công ty nước ngoài không có cơ hội ngang bằng với các công ty nội địa trong vấn đề cạnh tranh hợp đồng. Thường các công ty nước ngoài phải hợp tác với đối tác địa phương mới được xem xét hồ sơ dự thầu.
• Thuế quan là công cụ chính được sử dụng để điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hoá tại Malaysia và thuế suất trung bình áp dụng cho các mối quan hệ thương mại bình thường (NTR) là 8,56%.Thuế nhập khẩu thường dao động từ 0% đến 50%
Các giấy tờ cần thiết đối với hàng nhập khẩu
Dưới đây là các loại giấy tờ mà hải quan Malaysia thường yêu cầu doanh nghiệp xuất trình khi xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia:
• Tờ rơi, catalogue hoặc các tài liệu khác có liên quan
• Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu hàng hóa được bảo hiểm
• Vận đơn hàng hải hoặc Vận đơn hàng không
• Bằng chứng về việc thanh toán phí vận chuyển
• Tờ khai hải quan (Mẫu số 1) cho biết số lượng, mô tả, giá trị, trọng lượng, số lượng và chủng loại hàng hóa,xuất xứ của hàng hóa. Tờ khai sau khi được điền đầy đủ nên nộp cho cơ quan hải quan tại nơi hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
• Tất cả các loại thuế đối với hàng nhập khẩu cần phải được trả trước khi hàng được xuất khỏi cảng. Thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu và thuế bán hàng.
Lưu ý:Malaysia đã tham gia Công ước về tạm nhập hàng hóa (Công ước ATA năm 1988).
• Tất cả các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu phải xác định được đại lý nhập khẩu thông qua việc dán nhãn sau khi hàng hóa đã hoàn tất xong thủ tục hải quan.
• Các loại thuốc chưa được đóng gói phải được ghi nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Bahasa Malaysia, trong đó thể hiện thành phần và các chất chính của thuốc.
• Malaysia yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng cho tất cả các loại thực phẩm. Những loại thực phẩm đã được làm giàu hoặc bổ sung vitamin và khoáng chất nhất định phải ghi rõ hàm lượng các chất này trên nhãn. Nhãn thực phẩm bắt buộc phải theo sát hướng dẫn của Codex: thành phần các chất dinh dưỡng phải được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm như trong Bảng tham khảo giá trị dinh dưỡng (NRV) của Codex. Tiêu chuẩn RDA của Mỹ không được chấp nhận tại Malaysia.
• Các công ty có thể dán nhãn ghi các thông tin thành phần dinh dưỡng lên sản phẩm thay vì phải sản xuất loại bao bì đặc biệt dành riêng cho thị trường Malaysia.
• Tất cả các loại thịt, các sản phẩm từ thịt đã qua chế biến, gia cầm và trứng phải nhận được chứng nhận Halal từ Trung tâm Hồi giáo (Pusat Islam).
Những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu
• Malaysia rất ít khi áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, ngoại trừ một số ít những sản phẩm quan trọngtrong việc bảo vệ ngành công nghiệp địa phương hoặc vì lý do an ninh.
• 17% các dòng thuế của Malaysia (chủ yếu đối với thiết bị xây dựng, nông nghiệp, khoáng sản và các loại xe cơ giới) đều yêu cầu các loại giấy phép nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc chiến lược.
Quy định hải quan và thông tin liên hệ
• Malaysia cũng sử dụngHệ thống hài hòa thuế quan (HTS) cho việc phân loại hàng hóa.
• Nên gửi các thắc mắc liên quan đến việc phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu phải đến các trạm hải quan cụ thể – nơi hàng hóa của bạn sẽ được xuất hoặc nhập khẩu.
• Để biết thêm thông tin, vui lòng xem trang web của Hải quan Hoàng gia Malaysia (Royal Malaysian Customs).
Các tiêu chuẩn và Mức định giá đánh thuế phù hợp
• Malaysia tuân thủ “Mã tiêu chuẩn” của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
• SIRIM Berhad, trước đây là Viện Tiêu chuẩn và Nghiên cứu công nghiệp Malaysia, là công ty quốc doanh cung cấp các cơ sở về thể chế cũng như kỹ thuật cho Chính phủ Malaysia trong việc phát triển các tiêu chuẩn và các dịch vụ chứng nhận chất lượng. Do đó, SIRIM là cơ quan hàng đầu trong việckiểm tra sản phẩm và chất lượng nhãn hiệu. Để xem chi tiết danh sách các chứng nhận SIRIM cung cấp, bạn có thể truy cập http://www.sirim-qas.com.my/certlist2.asp.
• Một số tổ chức thử nghiệm quốc gia quan trọng đang hoạt động dưới sự điều khiển của SIRIM. Những tổ chức này xác định cấu trúc và mục tiêu của các tiêu chuẩn quốc gia cũng như đảm bảo chất lượng của các sản phẩm.
• Malaysia là một thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và có tham gia vào Thỏa thuận công nhận lẫn nhau của APEC, và các quy định về giấy chứng nhận của Malaysia tuân theo thỏa thuận này.
• Cục Tiêu chuẩn Malaysia cung cấp dịch vụ kiểm định cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, cũng như cơ quan kiểm tra và thử nghiệm.
• Công báo chính thức của Malaysia là “Chính phủ Công báo” (Government Gazette). Các dự thảo đề xuất cũng như các quyết định cuối cùng đối với các quy chuẩn kỹ thuật sẽ được công bố trên Công báo này. Tuy nhiên, để tiếp cận các thông tin chính phủ qua Internet, bạn cần phải bỏ ra một khoảng phí.
• Website LawNet cung cấp các thông tin cơ bản, đồng thời cũng nhận thông tin phản hồi về bất kỳ vấn đề nào. Các công ty cũng có thể xem và bình luận về các tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật được đề xuất thông qua các website của SIRIM Berhad. Bạn cũng có thể tìm thấy danh sách các tiêu chuẩn hiện hành trên website SIRIM ở mục “MS Catalog Online”.
Các hiệp định thương mại Malaysia đã ký kết
• Malaysia là thành viên của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) – Hiệp định giúp giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành viên trong khoảng thời gian 15 năm.
• Malaysia đã ký kết và thực hiện FTA song phương với Nhật Bản và Pakistan. Gần đây nhất, Malaysia đã kết thúc đàm phán FTA với New Zealand.
• Malaysia cũng là thành viên của 5 FTA khu vực, cụ thể là ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Australia-New Zealand và ASEAN-Ấn Độ.
• Malaysia đang đàm phán FTA song phương với Ấn Độ, Chile, Australia và FTA khu vực ASEAN-EU.
• Năm 2010, Malaysia đã đồng ý tham gia đàm phánHiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các cuộc đàm phán về TPP vẫn đang tiếp diễn. Năm 2004, Mỹ và Malaysia cũng đã ký kết một Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư.
• Malaysia cũng là một thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền ở Malaysia
Malaysia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đồng thời cũng đã ký kết công ước Bern,công ước Paris, và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS).
Chỉ công dân Malaysia hoặc người cư trú tại Malaysia mới có thể trực tiếp nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Người nước ngoài chỉ có thể được nộp đơn xin cấp bằng sáng chế bằng cách nhờmột cơ quan chuyên đăng ký bằng sáng chế ở địa phương làm đại diện. Luật Bằng sáng chế năm 1983 của Malaysia quy định thời gian bảo vệ là 20 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Khi một thương hiệu đã được đăng ký, các cá nhân hoặc công ty khác sử dụng lại thương hiệu này sẽ bị xem là bất hợp pháp. Thời gian bảo hộ cho một thương hiệu là 10 năm, sau đó người chủ thương hiệu phải đi gia hạn để tiếp tục được bảo hộ.
Luật Bản quyền năm 1987 của Malaysia có thể xem là đã bảo vệ toàn diện cho các sản phẩm có bản quyền. Bộ luật nàyphân loại rõ các loại hìnhtác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và phạm vi bảo hộ. Phần mềm máy tính, các tác phẩm âm nhạc và văn học thuộc loại hình sản phẩm được bảo vệ.
Người nước ngoài muốn nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải nhờmột cơ quan chuyên đăng ký ở địa phương làm đại diện. Thời gian bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp là 5 năm, và sau đó nếu đủ điều kiện thì thời hạn này có thể mở rộng thêm 10 năm nữa.