Hướng Dẫn Viên Du Lịch Quốc Tế

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Quốc Tế

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Du lịch.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Du lịch.

Để trở thành 1 hdv du lịch quốc tế bạn phải có đủ những điều kiện sau:

Nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế được đánh giá là một công việc khá thú vị có thu nhập cao, được đi du lịch mà không phải mất tiền và đặc biệt hơn là được gặp nhiều bạn bè khắp năm châu, hiểu biết thêm về nền văn hóa, phong tục tập quán, thưởng thức những món ăn ngon, khám phá các danh lam thắng cảnh hùng vĩ khi bạn tham gia dẫn tour.

Theo số liệu năm 2014 của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL), cả nước có gần 7000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, trong đó lượng người cần tiếng Anh chiếm đến 50%, còn lại là tiếng Pháp, tiếng Nhật… Điều này cho thấy nhu cầu về hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nguồn lao động này đến nay vẫn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Hướng dẫn viên du lịch như một đại sứ văn hóa, luôn tự tin khi chuyển ngữ các thông tin văn hóa tới khách du lịch. Nhưng thực tế đáng buồn là hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ quá hiếm.

Hiện nay, các hướng dẫn viên du lịch quốc tế  được “săn đón” khá nhiều. Họ không chỉ làm cho công ty, mà còn có nhiều cơ hội cộng tác bên ngoài, mở rộng phạm vi làm việc hơn so với nhóm  còn lại.

Trên thị trường việc làm, mức thu nhập của nghề hướng dẫn thuộc mức cao. Đây là lý do khiến nhiều bạn trẻ chọn ngành này để theo học và gắn bó. Tuy nhiên, cần xác định rõ những tiêu chí cần có để phấn đấu thành một hướng dẫn viên giỏi. Trong đó, ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì ngoại ngữ là yếu tố cần thiết.

Hiện nay, mức thu nhập của 1 tour-guide bình quân sẽ là 20 đô la/ ngày, riêng đối với những đoàn khách nước ngoài thì thu nhập của hướng dẫn có thể lên đến 50 đô la/ ngày(số liệu tham khảo từ internet). Đó chỉ mới là mức lương mà công ty du lịch chi trả, còn tiền tips của khách thì rất… vô chừng, tùy thuộc vào nghiệp vụ và tinh thần thiện cảm mà người hướng dẫn có thể tạo nên.

Tuy nhiên về chất lượng, đa phần hướng dẫn viên du lịch quốc tế của nước ta tuy khá tốt về thuyết minh, diễn đạt, nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, các kỹ năng mềm như hoạt náo, tạo không khí… chưa đủ thuyết phục. Bên cạnh đó, việc thiếu những kiến thức chuyên môn về hang động, địa chất học, sinh học… cũng là một rào cản không hề nhỏ.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch quốc tế, là một trong những vấn đề cần giải quyết hàng đầu hiện nay của du lịch nước nhà. Một chính sách mở hơn trong thu hút nhân tài về ngành này hay một số giải pháp thiết thực về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng du lịch sâu rộng rất cần được nghiên cứu và thực hiện sớm.

Nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế (outbound) là một nghề hot và được nhiều bạn trẻ ước mơ trở thành

Có nhiều tài liệu nói về cách phân loại hướng dẫn viên du lịch, Theo luật du lịch thì Hướng dẫn viên du lịchbao gồm hướng dẫn viên quốc tế và  hướng dẫn viên nội địa. (Khoản 1 Điều 72).

Theo tính chất công việc hướng dẫn viên du lịch được phân loại như sau:

– Nguời thực hiện việc hướng dẫn cho khách là người Việt Nam đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam: được gọi là hướng dẫn viên nội địa (từ của Luật Du lịch).

– Người thực hiện việc hướng dẫn cho khách nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch,hoặc đưa khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch: được gọi là hướng dẫn viên quốc tế (từ của Luật Du lịch).Những hướng dẫn viên đưa khách ra nước ngoài phải biết làm thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục lên xuống máy bay (check-in, check-out) và có kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh hay sự cố nếu có xảy ra ở hải ngoại hay trên đường vận chuyển.Về mặt nào đó, họ chỉ là người hướng dẫn (đường đi, cách thức đi…) chứ không phải là hướng dẫn viên du lịch theo đúng nghĩa. Khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, họ được gọi là Tour Leader và có nhiệm vụ là một Trưởng đoàn chứ không phải Tour Guide.

Việc phân loại này giúp cho người làm công tác hướng dẫn du lịch biết rõ cách thuyết minh (cùng một điểm du lịch thì có nội dung thuyết minh và cách thức thuyết minh khác nhau); cách phục vụ du khách (ăn, ngủ, tham quan, giải trí… cũng khác nhau).v.v… Sự khác nhau ở đây là do dị biệt về quốc tịch, văn hóa… của du khách.