Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 cũng là giai đoạn mẹ mong ngóng bé yêu chào đời, đặc biệt với những mẹ bầu lần đầu sinh con sẽ không khỏi lóng ngóng không biết nên chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé như thế nào. Đừng lo lắng vì những bí kíp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có một hành trang đi sinh thật khoa học, tiện lợi, tính ứng dụng cao mà vẫn đơn giản và đầy đủ nhé.
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 cũng là giai đoạn mẹ mong ngóng bé yêu chào đời, đặc biệt với những mẹ bầu lần đầu sinh con sẽ không khỏi lóng ngóng không biết nên chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé như thế nào. Đừng lo lắng vì những bí kíp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có một hành trang đi sinh thật khoa học, tiện lợi, tính ứng dụng cao mà vẫn đơn giản và đầy đủ nhé.
Đối với bé sinh thường thời gian lưu viện khoảng 2-3 ngày, riêng đối với bé sinh mổ khoảng 4-5 ngày, trong thời gian lưu viện bé sẽ sử dụng quần áo được hấp vô trùng tại bệnh viện, tuy nhiên phòng trường hợp bé thường xuyên tè, ị hay nôn trớ, mẹ có thể chuẩn bị thêm một ít quần áo cho bé, quần áo cần được giặt sạch sẽ, chất liệu thoáng mát và cắt gọn các chỉ thừa.
Lưu ý: Với quần áo dài tay hoặc tất tay/chân, khăn xô, khăn sữa… cho bé, mẹ chọn chất liệu cotton mềm và mịn, kiểm tra và cắt tem mác trước khi cho bé mặc để không làm bé bị đau hay ngứa khi sử dụng.
Ngoài ra, bên cạnh hành trang cho quá trình “vượt cạn”, việc chuẩn bị tâm lý, sức khỏe cũng vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên ghi nhớ 19 điều cần chuẩn bị trước khi sinh sau đây để quá trình đón con yêu chào đời diễn ra tốt đẹp nhất nhé!
Không chỉ riêng mẹ và bé, một người đồng hành và có vai trò hỗ trợ quan trọng là bố cũng nên chuẩn bị cho mình một số “bí kíp” nhỏ để hành trình sinh nở của mẹ bầu được thuận lợi và suôn sẻ.
Khi lựa chọn dịch vụ chăm sóc thai sản, gói thai sản theo yêu cầu, sinh con trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ và bé sẽ được chăm sóc chu đáo, đi sinh như đi nghỉ dưỡng tại khách sạn 5 sao để an tâm tận hưởng trọn vẹn niềm vui đón con chào đời. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh, chỉ cần mang những vật dụng thật sự cần thiết cho bản thân và bé. Chúc mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng, sinh con khỏe mạnh!
Đặc biệt tại bệnh viện có trang bị một túi tiện ích gồm những vật dụng sau: mền, khăn mặt, quần lót giấy, quần lót vải, băng vệ sinh, khăn giấy, bàn chải, kem đánh răng, chai nước thủy tinh, ly uống sữa cho bé, hộp đựng cuống rốn. Túi này nếu các mẹ có nhu cầu sẽ đăng ký mua khi nhập viện. Chi tiết về túi tiện ích các mẹ bầu có thể xem tại đây. Nếu mẹ chọn mua túi này khi nhập viện thì có thể cân nhắc không cần soạn đồ nhiều trong giỏ đồ mang theo.
Trước khi đi sanh bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau và đặt vào 1 bìa hồ sơ riêng để tránh thất lạc:
👉 Căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh nhân dân (CMND) còn hạn sử dụng:
mang 2 bản photocopy không cần công chứng và mang theo bản chính để nhân viên y tế đối chiếu
👉 Để làm giấy chứng sanh cho bé:
▶ Nếu bạn đang dùng CCCD có gắn chip: chỉ cần ghi thêm câu xác nhận là làm giấy chứng sinh theo địa chỉ trên CCCD gắn chip vào hồ sơ của bệnh viện
▶ Nếu bạn đang dùng CCCD không gắn chip hoặc hộ chiếu hoặc CMND: bắt buộc phải kèm theo giấy xác nhận thông tin cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân (do Công An địa phương cấp)
👉 Hồ sơ khám thai: gồm sổ khám thai, các kết quả siêu âm, xét nghiệm đã làm trong thai kỳ,…. Mẹ bầu nên sắp xếp các kết quả khám theo thứ tự thời gian để bác sĩ dễ dàng tìm kiếm.
Đối với các mẹ bầu có các bệnh lý khác kèm them như: tim mạch, đái tháo đường, viêm gan…cần mang theo các hồ sơ khám chuyên khoa này để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ
👉 Bảo hiểm y tế & Bản chính giấy chuyển tuyến BHYT (nếu có):
• Bất kỳ ai có BHYT khi nhập viện (điều trị nội trú) đều được tính hưởng đúng tuyến kể cả khi bạn không có giấy chuyển tuyến (áp dụng từ ngày 1-1-2021 theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014). Đúng tuyến là bạn được quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh dựa trên mức hưởng trên thẻ của bạn. Mức hưởng BHYT của người bệnh có thể là 80%, 95% hoặc 100% tùy theo đối tượng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đổi.
• Nếu người bệnh đi sanh dịch vụ mà có thẻ BHYT, thì người bệnh vẫn được hưởng như quy định trên. Ngoài ra, người bệnh tự thanh toán phần đồng chi trả với BHYT và chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT bao gồm: tiền phòng dịch vụ, tiền công sanh thường, công sanh mổ theo yêu cầu, dịch vụ sanh gia đình, sanh thương gia, sanh không đau, và các dịch vụ khác... (nếu người bệnh có đăng ký).
👉 Trường hợp bạn có các loại thẻ Bảo hiểm dịch vụ khác:
Vì các công ty bảo hiểm liên kết với bệnh viện thay đổi liên tục nên để chủ động hơn bạn cần liên hệ công ty bảo hiểm để nắm thông tin rằng hợp đồng bảo hiểm của bạn có được bảo lãnh trực tiếp tại BV Từ Dũ hay không và cụ thể chi phí bạn sẽ được bảo lãnh như thế nào trước khi đến bệnh viện.
Khi đến nhập viện bạn cần xuất trình bản chính thẻ bảo hiểm này và chứng minh nhân dân, nếu bảo hiểm bạn mua có trong danh sách các công ty liên kết với bệnh viện thì nhân viên phụ trách sẽ hướng dẫn bạn và làm thủ tục.
Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ gửi biên bản bảo lãnh đến bệnh viện (thông thường quá trình này sẽ mất từ 1 - 2 ngày làm việc kể từ lúc bạn nhập viện). Bạn sẽ được hưởng quyền lợi dựa trên biên bản bảo lãnh của công ty bảo hiểm.
👉 Một số giấy tờ khác: Phiếu thu thập lấy máu cuống rốn (nếu có), …