Điểm Chuẩn Ngành Truyền Thông Marketing 2023

Điểm Chuẩn Ngành Truyền Thông Marketing 2023

Khu vực: Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Khu vực: Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Điểm chuẩn top đầu, thị trường ''khát'' nhân lực

Dù là một ngành học mới nhưng Truyền thông Marketing luôn nằm trong top những ngành học có điểm chuẩn đầu vào cao nhất nhì tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như Đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2020, chuyên ngành Truyền thông Marketing tại có điểm chuẩn cao nhất ''trường Báo'' với 36,75 tại tổ hợp R26 (Tiếng Anh, Ngữ văn, Khoa học xã hội), tương đương 9,18 điểm/môn. Gần đây nhất, năm 2023, điểm chuẩn của chuyên ngành này là 36.97, cũng thuộc top ngành điểm cao của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Năm 2023, tại Đại học Kinh tế quốc dân, điểm chuẩn của ngành Truyền thông Marketing (hệ POHE) cũng thuộc top cao, đạt 37,10 (trên thang điểm 40).

Theo công bố của Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM, giai đoạn 2015 - 2020 đến năm 2025, lĩnh vực Truyền thông - Quảng cáo - Marketing cần khoảng 21.600 người lao động mỗi năm. Thông số này cho thấy các lĩnh vực liên quan đến Truyền thông - Quảng cáo - Marketing có tiềm năng phát triển tốt với cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên mới ra trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thị trường việc làm của ngành Truyền thông Marketing rất rộng. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các công ty truyền thông, tổ chức, cơ quan nhà nước hay tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận cũng vô cùng đa dạng như: Nhân viên/chuyên viên/quản lý truyền thông marketing, lập kế hoạch truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, sản xuất các sản phẩm, chương trình truyền thông, quảng cáo, nghiên cứu viên tại các cơ quan và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo.

Là ngành học hot được thị trường yêu cầu nên thu nhập của nhân sự ngành Truyền thông Marketing nói riêng và lĩnh vực Marketing nói chung thuộc top cao, dao động từ 8,9 triệu đồng (mức lương trung bình khởi điểm) đến 32 triệu đồng. Ngoài ra, tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và vị trí làm việc, nhân sự trong lĩnh vực này cũng có thể đạt được mức lương vô cùng ấn tượng.

Học phí ngành Truyền thông ở gần 10 trường khoảng 18 đến 60 triệu đồng mỗi năm, thấp nhất ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cao nhất ở Đại học Văn Lang.

Tùy đặc thù mỗi trường, ngành học này có thể mang tên gọi và chương trình học khác nhau, như Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế, Truyền thông Marketing... Tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất là D01 (Toán, Văn, Anh).

Học phí năm học 2024-2025 và đầu vào theo điểm thi điểm tốt nghiệp ngành Truyền thông trong 3 năm qua ở 9 trường như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(2 chuyên ngành: Truyền thông - Marketing và Truyền thông quốc tế chuyên sâu)

Hệ tiêu chuẩn: 27-34 triệu đồng

Hệ chất lượng cao: 39-55 triệu đồng

Theo Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, trong giai đoạn 2022-2025, nhóm ngành Truyền thông - Quảng cáo - Marketing tại TP HCM cần khoảng 21.600 lao động mỗi năm.

Báo cáo về thị trường 2023 và nhu cầu tuyển dụng năm 2024 của nền tảng tìm kiếm việc làm TopCV, khảo sát trên 3.000 nhà tuyển dụng và người lao động, cũng chỉ ra rằng nhóm ngành này sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng trong thời gian tới.

Hiện tại, mức lương của sinh viên mới ra trường nhóm ngành Truyền thông - Quảng cáo - Marketing khoảng 8-12 triệu mỗi tháng, theo TopCV.

Điểm chuẩn ngành Truyền thông ba năm qua ở các trường top đầu phổ biến trên 26 điểm cho tổ hợp ba môn, không biến động nhiều. Ở thang điểm 30, dẫn đầu là ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao với 28,46 điểm khối C00 (Văn, Sử, Địa) vào năm ngoái.

Ở thang điểm 40 (một môn nhân hệ số 2), ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm ngoái lấy cao nhất với 37,31 điểm ở hai tổ hợp D78 (Văn, Anh, Khoa học xã hội) và R26 (Văn, Khoa học xã hội, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh).