Công Ty Điện Gió Rút Khỏi Việt Nam

Công Ty Điện Gió Rút Khỏi Việt Nam

Dù có bề dày hoạt động và được hậu thuẫn từ IDP Education, tuy nhiên Trung tâm Anh ngữ ACET đã quyết định ngừng hoạt động sau 20 năm tại Việt Nam.

Dù có bề dày hoạt động và được hậu thuẫn từ IDP Education, tuy nhiên Trung tâm Anh ngữ ACET đã quyết định ngừng hoạt động sau 20 năm tại Việt Nam.

Những cột mốc chính cho dự án xuất khẩu điện sang Singapore

Ngày 10/2/2023 tại Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến PTSC và SCU ký thỏa thuận hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng sạch ngoài khơi Việt Nam.

Ngày 29/8/2023 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao quyết định về việc chấp thuận hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển (giấy phép khảo sát) cho PTSC để triển khai dự án.

Ngày 24/10/2023 tại Tuần lễ năng lượng quốc tế Singapore 2023, SCU được Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng của Singapore trao giấy chấp thuận có điều kiện để nhập khẩu điện sạch từ Việt Nam.

Trên cơ sở đó, SCU và PTSC bắt tay vào khảo sát, đề xuất phát triển dự án và đệ trình các cấp có thẩm quyền hồ sơ phê duyệt theo quy định có liên quan để có thể xin Giấy phép xuất khẩu từ Chính phủ Việt Nam và Giấy phép nhập khẩu từ Chính phủ Singapore.

Cách đây không lâu, thông tin về việc tập đoàn GM rút khỏi thị trường Thái Lan và bán nhà máy sản xuất xe Chevrolet cho công ty Trung Quốc đã gây xôn xao trên các mặt báo tại cả xứ sở Chùa vàng. Không chỉ riêng ở Thái Lan mà thông tin này cũng thu hút sự chú ý của cả người Việt Nam. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi về tương lai của 2 dòng xe Chevrolet Trailblazer và Colorado vốn được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam.

Nhiều người đặt câu hỏi về số phận của cặp đôi xe Chevrolet đang bán tại Việt Nam

Để trấn an người tiêu dùng trong nước, hôm nay, VinFast - nhà nhập khẩu và phân phối xe Chevrolet tại Việt Nam - đã chính thức lên tiếng phản hồi. Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Tổng giám đốc thường trực của công ty VinFast - cho biết:

"Việc GM đóng cửa nhà máy và ngừng hoạt động kinh doanh tại Thái Lan nằm trong chiến lược tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh của GM toàn cầu. Là đối tác phân phối xe Chevrolet của GM tại Việt Nam, VinFast tôn trọng và không có bình luận gì về chiến lược kinh doanh đang được GM triển khai.

VinFast khẳng định việc tái cơ cấu hoạt động của GM không ảnh hưởng đến việc kinh doanh xe Chevrolet tại Việt Nam, bởi đối tác cung cấp xe Chevrolet cho VinFast là GM toàn cầu. Sự hợp tác này không bị ảnh hưởng bởi kế hoạch kinh doanh của GM tại các quốc gia khác.

VinFast vẫn tiếp tục phân phối hai dòng xe Trailblazer và Colorado trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng cho các dòng xe Chevrolet tại Việt Nam với chất lượng đảm bảo đúng như cam kết của VinFast với khách hàng".

Như vậy, hai dòng xe Chevrolet Colorado và Trailblazer sẽ tiếp tục được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa rõ hai mẫu xe này sẽ được lắp ráp trong nước hay nhập khẩu từ thị trường khác ngoài Thái Lan về Việt Nam.

Chevrolet Trailblazer và Colorado sẽ tiếp tục được phân phối tại Việt Nam

Hiện Chevrolet Colorado đang được phân phối chính hãng tại Việt Nam với tổng cộng 5 phiên bản và giá dao động từ 624 - 819 triệu đồng. Trong khi đó, Chevrolet Trailblazer có 3 phiên bản với giá từ 885 triệu đến 1,066 tỷ đồng.

Tuy liên tục nhận được áp dụng khuyến mại giá trị lớn nhưng Chevrolet Colorado và Trailblazer vẫn không thể cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc. Nếu như Chevrolet Colorado hụt hơi trước Ford Ranger thì Trailblazer lại gặp trở ngại quá lớn là Toyota Fortuner.

Nằm cách nội thành của TP.HCM khoảng 40km, giá đất ở các khu vực lân cận dự án Công viên Sài Gòn Safari (thuộc 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) hiện từ 7-12 triệu đồng/m.

Ăn theo dự án, giá đất lên đến 350 triệu đồng/mét ngang

Chị Trần Mai L., một môi giới ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM đang rao bán mảnh đất diện tích 10x42m mặt tiền đường Nguyễn Thị Rành, trên đất có nhà đang bán tạp hóa, với giá 3,5 tỷ đồng. Tính ra một mét ngang đất ở đây có giá đến 350 triệu đồng.

Chị L. cho biết ở Củ Chi vẫn đang “sốt” đất. Như mảnh đất này, chủ mua với giá 3,2 tỷ đồng trước Tết Nguyên đán và giờ thì bán với giá 3,5 tỷ đồng.

Theo lời của môi giới này, giao dịch đất ở Củ Chi vẫn tăng đều đều. Theo chị, sở dĩ mảnh đất này có giá như vậy vì chỉ cách khoảng 500m tới dự án Công viên Sài Gòn Safari do Tập đoàn Vingroup đầu tư.

Tương tự, theo tìm hiểu của chúng tôi, giá đất ở khu vực các xã An Nhơn Tây, Phú Hòa Đông hay Phạm Văn Cội cũng đang được rao bán với giá giao động trong khoàng từ 7 đến 12 triệu đồng/m.

Ở khu vực này, các công ty bất động sản thu gom đất của dân rồi chia thành khoảng 10-20 lô nhỏ để bán.

Nguyễn Thị T. - môi giới của Công ty V.A. - vẫn chào mời: “Anh nên mua đất của em vì chỉ cách 2 dự án của Vingroup là công viên Sài Gòn Safari và khu nông nghiệp VinEco có vài trăm mét. Đến tháng 6, khi VinEco khởi công xây khu dân cư (?) thì giá đất sẽ còn tăng thêm từ 100-150 triệu đồng".

Giá hiện tại công ty này đưa ra 750-900 triệu đồng/lô diện tích 135 m.

Cánh "cò" cho hay, có khách chỉ cần sau một tháng "lướt sóng" đã lời 80 triệu đồng. Người này còn nhấn nhá khi giới thiệu các khu đất nằm trên đường Phạm Thị Nhàn: "Chỉ cần đi thẳng là vào cổng sau của Công viên Sài Gòn Safari à".

Kiến trúc sư Phạm Quốc Lâm - từng là chuyên viên Phòng Quản lý đô thị Q.Tân Bình, TP.HCM, để phân biệt được đâu là sốt thật hay ảo, nhà đầu tư phải tỉnh táo, xuống tận nơi xem xét.

"Nên chú ý đến nhu cầu thật, khu dân cư ổn định, pháp lý và quy hoạch rõ ràng. Nhiều thông tin sốt đất này nọ có khi chỉ là ảo do môi giới thổi phồng. Một trong những căn cứ để xác định nhu cầu thật hay không là ở độ khan hiếm của đất ở khu vực đó", ông nói.

Theo ông Lâm, trước đây nhiều người đã phải ôm hận khi mua đất đón đầu dự án như ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) hay Mỹ Phước (Bình Dương).

Nếu thật sự có chủ đầu tư lớn về thực hiện dự án thì khu vực đó đúng là sẽ phát triển. Nhưng ngược lại, có thể khiến tình hình khu vực đó đóng băng.

Nếu mua đón đầu quy hoạch, chỉ nên mua khi dự án đó được duyệt quy hoạch và bắt đầu triển khai. Từ lúc triển khai đến khi hoàn thành, thường cũng mất một thời gian dài, vẫn đủ để sinh lời.

Sau 23 năm, dự án "trở ngược" vào danh sách kêu gọi đầu tư

Dự án Công viên Sài Gòn Safari do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, có chủ trương xây dựng từ năm 1996.

Mục tiêu của TP.HCM là xây dựng một công viên du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á, là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại động thực vật quý hiếm của thế giới và Việt Nam.

Tháng 12/2004, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đấu thầu rộng rãi để chọn tư vấn nước ngoài và thuê chuyên gia nước ngoài để quản lý dự án.

Mãi đến năm 2017, UBND TP.HCM mới phê duyệt đồ án phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Công viên Sài Gòn Safari tại xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi).

Theo đó, tổng diện tích khu vực quy hoạch toàn khu là hơn 456 ha. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Công ty Cổ phần Vinpearl (thuộc Tập đoàn Vingroup). Đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch là Công ty Cổ phần Inno.

Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn chưa được thực hiện do còn 16 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, chưa giao đất và khiếu nại.

Và diễn biến mới nhất như Báo Phụ Nữ đã , khi tiếp xúc với các nhà đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư TP.HCM tuần qua, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP - đã cho biết, Tập đoàn Vingroup rút khỏi dự án Công viên Sài Gòn Safari. Như vậy, dự án lại "trở ngược" vào danh sách 210 dự án kêu gọi đầu tư của TP.HCM.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho rằng, việc một tập đoàn cùng lúc thực hiện nhiều dự án quá lớn thì việc họ xác định cần tập trung vào dự án nào và xin giảm dự án nào là chuyện bình thường của nhà đầu tư.

"Riêng dự án Công viên Sài Gòn Safari là quy hoạch của thành phố, thuộc dạng tiện ích của đô thị, cung cấp dịch vụ nằm trong lĩnh vực du lịch. Không có nhà đầu tư này thì sau cũng sẽ có nhà đầu tư khác", ông Châu nhận định.

Chỉ có điều, theo ông, việc một tập đoàn lớn rút lui luôn là điều đáng tiếc cho dự án nói riêng và địa bàn huyện Củ Chi nói chung.

"Nếu được sớm thực hiện, dự án sẽ tạo thêm một điểm du lịch cho TP.HCM cũng như làm gia tăng thêm giá trị cho huyện Củ Chi. Việc rút khỏi dự án dĩ nhiên làm tiến trình này chậm đi đáng kể. Tuy nhiên, theo tôi, điều này không tác động gì nhiều đến thị trường bất động sản”, Chủ tịch HoREA nói.