Không chỉ Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong ngành khách sạn, nhà hàng, Nhật Bản cũng đang mong muốn tuyển dụng lao động VN sang làm việc trong các ngành này.
Không chỉ Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong ngành khách sạn, nhà hàng, Nhật Bản cũng đang mong muốn tuyển dụng lao động VN sang làm việc trong các ngành này.
Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết năm 2024, Hàn Quốc mở rộng việc thí điểm tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong một số ngành, nghề dịch vụ theo thị thực E9, gồm các nghề trong khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng. Chương trình được thí điểm thực hiện tại một số địa phương có các điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, gồm: Seoul, Busan, Kangwon và Jeju.
Nhiều cơ hội việc làm trong ngành khách sạn, nhà hàng tại Hàn Quốc, Nhật Bản dành cho các bạn trẻ
Ông Hương cho hay đây sẽ là cơ hội cho lao động trẻ VN làm việc tại một số ngành nghề mới, không đòi hỏi tay nghề quá cao; người lao động có thể tìm cho mình một công việc tốt với mức lương phù hợp.
Theo ông Hương, hiện nay Bộ LĐ-TB-XH đã giao Trung tâm lao động ngoài nước tổ chức thi tuyển. Lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc bắt buộc phải qua 2 vòng thi: thi năng lực tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Mức lương tối thiểu dành cho người lao động được Hàn Quốc áp dụng từ 1.1.2024 là 2,06 triệu won/tháng (tương đương hơn 38,5 triệu đồng/tháng).
"Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc quảng cáo, tuyển chọn trái quy định về việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm… Chúng tôi chưa tiếp nhận và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của bất kỳ doanh nghiệp dịch vụ nào để đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp và nhân viên khách sạn", ông Hương nêu rõ.
Trước tình hình trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ không ký hợp đồng, tuyển chọn và tư vấn đưa người lao động đi làm việc trong các ngành, nghề dịch vụ theo thị thực E9, E5 tại Hàn Quốc.
Cơ quan này đề nghị người lao động tìm hiểu kỹ thông tin, nếu có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc thì liên hệ với sở LĐ-TB-XH tại địa phương nơi cư trú hoặc các đơn vị trực thuộc của Bộ LĐ-TB-XH là Trung tâm lao động ngoài nước hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã cảnh báo một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng website đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Romania, Ba Lan, Úc, New Zealand… để lừa đảo người lao động.
Theo ông Nguyễn Như Tuấn, Phó trưởng phòng Thông tin - tuyên truyền (Cục Quản lý lao động ngoài nước), với các thị trường có thu nhập tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc…, người lao động phải có thời gian 6 - 12 tháng học tiếng, sau khi trải qua kỳ thi thì hồ sơ mới gửi cho chủ sử dụng lao động lựa chọn, không thể có chuyện thủ tục nhanh gọn, bay ngay.
Để tránh bị lừa đảo đi xuất khẩu lao động, ông Nguyễn Như Tuấn khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin liên quan. Bản thân người lao động phải chủ động tìm hiểu thông tin vì liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Việc tra cứu thông tin rất đơn giản qua các trang web và số điện thoại tư vấn chính thống.
Với hàng triệu cơ hội việc làm sẵn có mỗi năm, ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn được đánh giá là một trong ngành nghề có tiềm năng lớn ở nước ta. Trước khi quyết định theo đuổi việc học, các bạn cùng tìm hiểu ngành học này tại DLA nhé!
Quản trị Nhà hàng Khách sạn là gì?
Ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn có tên tiếng Anh là Hospitality Management. Thực chất đây là ngành dịch vụ trong đó bao gồm nhiều hoạt động:
– Các trung tâm hội nghị, triển lãm
– Các công ty tổ chức sự kiện và cung cấp suất ăn
– Các câu lạc bộ (golf) hay công viên chủ đề
– Bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, khu lưu trú sinh viên,...
Cơ hội việc làm nào cho ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn?
Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành cần hơn 40.000 lao động, nhưng con số đáp ứng được chỉ mới khoảng một nửa. Một thống kê khác từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho biết, đến năm 2022, toàn ngành sẽ cần đến 4 triệu lao động với hơn 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Như vậy có thể thấy cơ hội nghề nghiệp cho ngành Hospitality Management rộng mở với các lĩnh vực như:
– Nhà hàng (Food and Beverage Management), sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những nơi có cung cấp dịch vụ ăn, uống như nhà hàng, khách sạn, công ty cung cấp các phần ăn,...Những công việc có thể đảm trách như phục vụ nhà hàng, quản lý nhà hàng, phụ trách nhân sự, dịch vụ khách hàng, kinh doanh, tài chính kế toán, quản lý tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng.
– Phụ trách nhân sự (Human Resources), sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, tính lương, xây dựng chính sách nhân sự,...cho các khách sạn, nhà hàng, spa, casino...
– Lưu trú (Lodging Management), sinh viên học ngành này cũng có thể tìm việc trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng,...và đảm trách công việc như lễ tân, phục vụ buồng phòng, marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý ngân sách, kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất,...
– Các sòng bạc (Casino Management) công việc tại các casino bao gồm kinh doanh, dịch vụ khách hàng, quản lý tài sản, nhân sự, kế toán,...
– Du lịch, lữ hành (Travel and Tourism Management) có thể tìm việc tại các công ty du lịch, công ty lữ hành, du thuyền với các công việc như bán tour, thiết kế tour, điều hành tour, marketing, kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng,...
Người mới tốt nghiệp ra trường sẽ bắt đầu công việc ở mức khởi đầu là nhân viên, trợ lý,...Việc áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc (thể hiện qua hiệu quả công việc) cùng với kinh nghiệm quản lý tích lũy qua thời gian, người lao động sẽ được thăng tiến lên cấp cao hơn như giám sát, quản lý, giám đốc. Những người có năng lực, nghiêm túc, chuyên nghiệp có thể có bước thăng tiến đầu tiên trong vòng 6 tháng.
Thông thường mất 3-5 năm để vươn lên vị trí quản lý cấp trung. Ngành học sẽ trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để người học có thể quản lý một phòng ban hay một công ty vì ngoài các môn học về nghiệp vụ như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, nấu ăn, pha chế, sinh viên còn được trang bị kiến thức về quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị dự án, quản trị chiến lược.
DLA đào tạo tập trung vào học thực hành, thực tế, trang bị kiến thức và hướng dẫn sử dụng những công cụ cần thiết trong nghề cho các bạn. Bên cạnh vốn kiến thức đầy đủ, nhà trường còn xây dựng khóa học Foundation Course gồm 9 kỹ năng mềm thiết yếu trong quá trình tương tác làm việc thực tế để giúp sinh viên sẵn sàng hòa nhập công việc mới.
DLA cũng chú trọng xây dựng mạng lưới đối tác trong nước, doanh nghiệp uy tín trong ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn như Saigon Tourist, VinGroup, Mường Thanh, SunGroup... Các đối tác với nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao một cách thường xuyên sẵn sàng tiếp nhận các bạn sinh viên đủ điều kiện tới thực tập và trở thành nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp.
DLA luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các bạn sinh viên một cách tốt nhất có thể, còn việc sử dụng nó một cách thông minh, hiệu quả và bổ sung các công cụ khác để tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình là việc của chính bản thân các bạn phải nỗ lực và quyết định.
Đăng ký ngay hôm nay để nhận những thông tin tuyển dụng mới nhất từ chúng tôi