Nhận xét về nguồn lao động nước ta:
Nhận xét về nguồn lao động nước ta:
Phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ, trong đó có các làng nghề. Ở Hải Phòng theo số liệu thống kê, thành phố từng tồn tại hơn 60 làng nghề với 20 loại hình khác nhau, phần lớn là thủ công mỹ nghệ truyền thống, đến nay còn khoảng trên 30 làng nghề đang hoạt động hiện vẫn là kế sinh nhai của nhiều người ở nhiều địa phương như dệt thảm ở Đại Đồng (Kiến Thụy), thêu ở Cộng Hiền (Vĩnh bảo), gốm ở Dưỡng Động (Minh Tân-Thuỷ Nguyên)…
Xét về mặt kinh tế xã hội thì đóng góp của nghề truyền thống đang chiếm một vai trò nhất định, đặc biệt là đối với công nghiệp nông thôn. Cách đây khoảng 10 năm, Hải Phòng đã có chủ trương quy hoạch và phát triển làng nghề, mở hướng cho việc phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên sau một thời gian khởi động, câu chuyện này dường như đã bị quên lãng.
Trong số hơn 30 làng nghề còn dấu vết, Hải Phòng chỉ có 12 làng nghề đủ tiêu chuẩn được công nhận, quá khiêm tốn so với trên 1.500 làng nghề của cả nước. Tuy nhiên, cũng theo số liệu thống kê, hiện ngành nghề nông thôn Hải Phòng đang giải quyết việc làm cho khá đông lao động. Nhiều sản phẩm ngành nghề nông thôn chất lượng tốt có sức cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ ở thị trường Hải phòng.
Chẳng hạn như ở xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo), nơi nhiều hộ gia đình đang kiếm sống nhờ nghề dệt chiếu, mộc, điêu khắc, làm nhạc cụ, nhưng đáng kể nhất là nghề điêu khắc ở làng nghề Bảo Hà. Ai đến đây cũng có thể được trực tiếp chứng kiến các nghệ nhân chế tác những sản phẩm đã rất nổi tiếng như tượng thờ, hoành phi, câu đối, cuốn thư, đại tự, nhang án, tượng…
Lịch sử nghề điêu khắc Bảo Hà đã có từ lâu đời, theo truyền tích thì thời Hậu Lê có cụ Nguyễn Công Huệ sau khi bị giặc Minh bắt lao dịch đã trở về quê truyền nghề này. Các thế hệ của làng tôn cụ là tổ nghề với đại danh “bách thế sư” nghĩa là người thầy của muôn đời, và chọn năm 1427 là năm phát tổ.
Tại miếu Cả Bảo Hà, nơi có những pho tượng quỳ, đứng lên ngồi xuống độc đáo, hiện còn lưu pho tượng cụ Nguyễn Công Huệ mà tương truyền là do chính tay cụ tự tạc. Người làng Bảo Hà có những nhát đục tài hoa, dù chỉ được truyền dạy bằng “khẩu thủ” nhưng mang đậm tính nghệ thuật.
Còn ở Mỹ Đồng (Thủy Nguyên), nơi nghề đúc gang đã tồn tại hơn ba trăm năm, hiện đang là một trong những điển hình của cả nước. Thời kinh tế tập trung, nghề đúc chủ yếu gói gọn trong tổ hợp tác, rồi cơn gió nghiệt ngã của nền kinh tế thời gian đầu vận hành theo cơ chế thị trường đã thổi người thợ Mỹ Đồng lang bạt khắp nơi.
Còn nhớ cách đây vài chục năm người thợ đúc Mỹ Đồng (Thuỷ Nguyên) gồng gánh trên vai đi rao khắp thôn cùng ngõ hẻm đúc đổi thóc cho nông dân với nồi chảo xoong… Nhưng hơn chục năm trở lại đây, đúc Mỹ Đồng hồi sinh, những người thợ xa quê háo hức hồi hương, lập lên nhiều xưởng sản xuất với những sản phẩm tinh xảo như vỏ máy bơm, hộp số, chân vịt tàu… đã theo tàu viễn dương lượn vòng quanh trái đất.
Hàng năm, nguồn vốn đầu tư ở đây lên tới hàng trăm tỷ đồng, năng lực sản xuất đạt hàng trăm tấn sản phẩm/năm, các cơ sở được quy tụ về cụm công nghiệp, hoành tráng vượt cả quy mô của một làng nghề.
Cùng với Mỹ Đồng góp sức làm lên một Thuỷ Nguyên với nhiều cái nhất là nghề vận tải ở An Lư. Nếu xét về quy mô cấp xã thì An Lư có đội tàu vận tải biển lớn nhất nước, với hơn hàng tram chiếc thuộc quản lý của hơn 50 doanh nghiệp tư nhân. Đủ các cấp bậc trọng tải từ vài trăm đến vài ngàn tấn, giải quyết việc làm cho mấy nghìn lao động trong xã với mức thu nhập khá cao.
An Lư có chiến lược phát triển nghề khá hiện đại như việc thành lập hiệp hội vận tải, ngoài đội ngũ con em trong xã có đủ năng lực trúng tuyển vào đại học hàng hải, xã còn tổ chức các lớp tại chỗ cũng do giáo viên của trường này đào tạo. Không chỉ chuyên về vận tải, An Lư còn phát triển cả nghề đóng mới và sửa chữa tàu, với khát vọng vươn ra biển lớn, làng nghề An Lư xứng danh là niềm tự hào của thành phố biển.
Còn nghề mộc ở Kha Lâm (Nam Sơn/Kiến An) cũng là một ví dụ nổi bật cho sự tăng trưởng tích cực, với những sản phẩm gỗ cung cấp chủ yếu cho thị trường thành phố và các địa phương lân cận. Dù là sản xuất tại chỗ, chế tác gia công hay dịch vụ thương mại, thì Kha Lâm vẫn xứng đáng đứng ở vị trí dẫn đầu của Hải Phòng trong phân ngành đồ gỗ nội thất.
Bằng chứng là nhìn bằng mắt thường, trên đoạn đường khoảng 2km đường Trần Nhân Tông, có hàng trăm cửa hàng đồ gỗ nội thất hoành tráng, người mua kẻ bán tấp nập. Chưa kể đi sâu vào trong các ngõ ngách, có rất nhiều nhà xưởng mô hình hộ gia đình hoạt động, hàng ngày lượng phương tiện ra vào vận chuyển không kém phần nhộn nhịp.
Nhưng Bảo Hà, Mỹ Đồng, An Lư, Kha Lâm… mới chỉ là những điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh toàn cảnh của làng nghề Hải Phòng. Bởi ở những nơi này, cốt lõi sự tồn sinh là thu nhập của người dân được bảo đảm, tương lai của nghề có thể định hướng phát triển. Trong khi đó những làng nghề còn lại đang đứng trước sự bấp bênh đầy rẫy những khó khăn trong cơn sóng mất còn.
Ưu tiên phát triển năng lượng xanh
Mới đây, Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) đã công bố những bước tiến đạt được trong quý II/2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Đức và vai trò then chốt của năng lượng xanh trong phát triển kinh tế Việt Nam.
Ông Alexander Ziehe, Chủ tịch GBA chia sẻ, trước đây, đầu tư trực tiếp (FDI) từ Đức chủ yếu tập trung vào Singapore, Thái Lan và Malaysia. Các quốc gia này đều có các nhóm ngành công nghiệp Đức đã được thiết lập lâu đời, như ngành ô tô ở Thái Lan, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Singapore. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng này đang dần thay đổi khi Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn.
Theo đó, các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc, do thị trường Việt Nam có chi phí đầu vào thấp hơn, vị trí địa lý thuận lợi cũng như chuỗi cung ứng gần Trung Quốc. Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư Đức bởi thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh. Điều này cũng chứng minh, doanh nghiệp Đức ngày càng gia tăng sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam - trung tâm chiến lược mới nổi của chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất công nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, trong tháng 6 vừa qua, hai doanh nghiệp Đức là Ziehl-Abegg và Kärcher đã gây chú ý khi triển khai các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Ziehl-Abegg, công ty thuộc “top” đầu thế giới về công nghệ thông gió, công nghệ điều khiển và động cơ, đã khánh thành nhà máy sản xuất tại Đồng Nai.
Nhà máy này có tổng giá trị đầu tư 20 triệu USD, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty, cũng như tận dụng được lực lượng lao động tay nghề cao và điều kiện sản xuất thuận lợi tại Việt Nam. Cơ sở này tập trung sản xuất các sản phẩm về hệ thống thông gió và động cơ điện thế hệ mới, cung cấp cho cả thị trường trong nước và quốc tế.
Ngay sau Ziehl-Abegg, thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về thiết bị và công nghệ làm sạch - Kärcher, cũng đã mở nhà máy mới tại Quảng Nam. Tổng vốn đầu tư của dự án là trên 500 tỉ đồng (tương đương 20 triệu Euro), với 13.500 m² nhà xưởng và 1.600 m² nhà văn phòng.
Sự mở rộng đầu tư này là một phần trong chiến lược tổng thể của Kärcher nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thiết bị, phụ kiện làm sạch tại thị trường châu Á. Động thái này của Kärcher cho thấy, doanh nghiệp mong muốn tận dụng được vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng công nghiệp ngày càng được cải thiện, cũng như thị trường tiêu dùng đang phát triển mạnh của Việt Nam.
Theo GBA, xu hướng dịch chuyển hành động bền vững đang diễn ra trên toàn cầu, năng lượng xanh ngày càng được coi trọng. Vì thế, các giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam chính là trọng tâm hoạt động của Hiệp hội trong năm 2024. Đây cũng là cam kết gần đây của những thành viên GBA về “Xanh hóa vốn đầu tư FDI vào TP Hồ Chí Minh”, nhằm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư bền vững trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sáng kiến này nhằm thu hút vốn FDI thân thiện với môi trường vào TP Hồ Chí Minh và thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư vào các giải pháp năng lượng xanh, GBA mong muốn giảm “dấu chân carbon” của Việt Nam, cũng như góp phần vào các nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.
Song song đó, các thành viên của GBA cũng tích cực tham gia vào hoạt động tối ưu hóa sản xuất năng lượng xanh, nâng cao hiệu quả của khu vực FDI, phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng và bền vững lâu dài. Những dự án tiềm năng này giúp thay đổi cảnh quan năng lượng của Việt Nam mà GBA đang hướng tới bao gồm: Năng lượng mặt trời, phong điện và sinh khối.
GBA tin tưởng rằng, các dự án đầu tư bền vững chính là chìa khóa tăng trưởng kinh tế dài hạn và bảo vệ môi trường. Do đó, thông qua hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương và quốc tế, GBA mong muốn tạo ra một tương lai xanh và thịnh vượng hơn cho Việt Nam.
Còn nhiều thách thức về môi trường đầu tư
Việc doanh nghiệp Đức tăng cường hoạt động tại Việt Nam trong thời gian gần đây rõ ràng là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Việt Nam còn tồn tại một số trở ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những thách thức chủ yếu mà doanh nghiệp Đức đang phải đối mặt bao gồm: Thủ tục hành chính sau đầu tư, sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng và tính minh bạch về khung chính sách ưu đãi.
Trong đó, thủ tục hành chính vẫn luôn là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Các quy định pháp lý vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện, vì vậy các doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên để đảm bảo tuân thủ luật pháp.
Tuy nhiên, để có thể điều chỉnh hoạt động theo các thay đổi này, doanh nghiệp Đức cần phải hiểu biết sâu sắc về luật pháp nói chung và quy định đặc thù của từng địa phương nói riêng. Đây cũng là một trong những khó khăn chung mà nhà đầu tư nước ngoài cần đối mặt.
Ông Alexander Ziehe, Chủ tịch GBA, cho biết: “Việt Nam đưa tới cho doanh nghiệp Đức nhiều cơ hội hấp dẫn, thế nhưng để có thể thích ứng tốt với khung quy định pháp lý thì không phải là việc dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi cần đồng hành cùng các cơ quan tại địa phương để có thể tiếp tục đơn giản hóa các quy trình thủ tục, tạo ra một môi trường minh bạch hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngoài ra, quy hoạch hạ tầng còn thiếu đồng bộ cũng là một trong những thách thức cho các doanh nghiệp Đức. Mặc dù cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều điểm cần được quan tâm nhiều hơn nữa, trong đó có mạng lưới giao thông và logistics. Đây cũng chính là điểm khiến nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp còn chưa quen thuộc với thị trường Việt Nam đôi khi cũng phải cân nhắc.
“Tiềm năng của Việt Nam là rất lớn, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải điều hướng hoạt động đầu tư kinh doanh vượt qua những thách thức sao cho hiệu quả. GBA luôn cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Đức trong từng bước đi tại Việt Nam để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ trong thị trường đầy hứa hẹn này”, ông Alexander Ziehe chia sẻ thêm.
Thêm vào đó, lực lượng lao động trẻ và năng động của Việt Nam được coi như tài sản sẵn có, ưu ái dành cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào khu vực. Cũng theo chủ tịch GBA, Việt Nam có thể tự hào về một nguồn lao động dồi dào, được đào tạo tốt, với kỹ năng và trình độ cao. Đây cũng chính là điểm mang lại lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, thuộc các nhóm ngành sử dụng nhiều nhân lực.
Do vậy, dù có nhiều chông gai và thách thức, nhưng với những lợi thế trên, thông qua tiến trình thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, GBA đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Đức nói riêng, cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế nói chung của cả hai nước.
Hiện tại, GBA có gần 400 thành viên và đối tác doanh nghiệp, con số phản ánh cơ hội phát triển và tiềm năng của thị trường Việt Nam. GBA cũng là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, có uy tín tại các địa phương hoạt động. Ngoài ra, GBA còn là một trong những thành viên sáng lập của EuroCham Việt Nam, một tổ chức hợp tác đại diện cho các hoạt động và lợi ích xuyên châu Âu tại Việt Nam.